Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có được thực hiện theo thỏa thuận của các đương sự không?
- Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có được thực hiện theo thỏa thuận của các đương sự không?
- Quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án do ai có quyền quyết định?
- Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động này trong khoảng thời gian nào?
Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có được thực hiện theo thỏa thuận của các đương sự không?
Căn cứ Điều 78 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
...
Chiếu theo quy định này thì việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thể được thực hiện dựa theo thỏa thuận của các đương sự.
Cũng theo quy định này thì việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án còn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
- Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có được thực hiện theo thỏa thuận của các đương sự không? (hình từ internet)
Quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án do ai có quyền quyết định?
Tại Điều 78 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
...
3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án do Chấp hành viên quyết định.
Cũng theo quy định này thì mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác.
Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động này trong khoảng thời gian nào?
Tại Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.
2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Như vậy, trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động này định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.
Lưu ý: Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là người chịu trách nhiệm về hoạt động của hội? Phạm vi hoạt động của hội được pháp luật quy định như thế nào?
- Viết bài văn tả bác bảo vệ của trường em lớp 5 ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Cà phê Arabica là gì? Việt Nam có trồng cà phê Arabica? Cà phê Arabica có phải là hàng hóa do nhà nước định giá?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải phối hợp với Cục Điều tiết điện lực trong giám sát thị trường điện không?
- Trong hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ là gì? Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?