Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan BHXH Việt Nam và cơ quan Thuế thông qua phương thức trực tiếp bao gồm những nội dung gì?
- Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế thông qua phương thức trực tiếp bao gồm những nội dung gì?
- Cơ quan Thuế có trách nhiệm cung cấp những thông tin nào?
- Đơn vị đầu mối chủ trì việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế là đơn vị nào?
Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế thông qua phương thức trực tiếp bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế 5423/QCPH-BHXH-TCT năm 2014 quy định về đầu mối trao đổi, phương thức trao đổi thông tin như sau:
Đầu mối trao đổi, phương thức trao đổi thông tin
1. Đầu mối trao đổi thông tin
Việc trao đổi, cung cấp thông tin do BHXH Việt Nam, Tổng cục thuế; cơ quan BHXH và cơ quan thuế cùng cấp thực hiện.
2. Phương thức trao đổi thông tin
a) Trao đổi thông tin thông qua hệ thống kết nối tự động:
- BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế phát triển hệ thống dữ liệu tập trung, phối hợp kết nối, trao đổi thông tin.
- Thông tin trao đổi thường xuyên hoặc định kỳ được quy định tại Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
- Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu, việc trao đổi sử dụng địa chỉ e-mail nội bộ;
- Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.
Như vậy, việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế thông qua phương thức trực tiếp bao gồm:
(1) Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
(2) Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu, việc trao đổi sử dụng địa chỉ e-mail nội bộ;
(3) Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.
Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế thông qua phương thức trực tiếp bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan Thuế có trách nhiệm cung cấp những thông tin nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế 5423/QCPH-BHXH-TCT năm 2014 quy định về thông tin trao đổi giữa hai cơ quan như sau:
Thông tin trao đổi giữa hai cơ quan
1. Thông tin do cơ quan BHXH cung cấp bao gồm:
a) Số lượng tổ chức trả thu nhập tham gia BHXH, số lao động tham gia BHXH;
b) Số tiền đóng BHXH;
c) Số tiền nợ BHXH;
d) Tổ chức trả thu nhập nợ BHXH;
đ) Thông tin khác theo đề nghị của cơ quan Thuế.
2. Thông tin do cơ quan Thuế cung cấp bao gồm:
a) Thông tin về tổ chức trả thu nhập:
- Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế;
- Tình hình hoạt động của tổ chức trả thu nhập; tổ chức trả thu nhập thành lập mới, giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh.
b) Số lượng người lao động trong tổ chức trả thu nhập.
c) Tiền trích BHXH bắt buộc mà tổ chức trả thu nhập tính vào chi phí để tính thuế.
d) Danh sách người lao động trong tổ chức trả thu nhập.
3. Nội dung thông tin chi tiết trao đổi, cung cấp của mỗi Bên theo Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
Như vậy, theo quy định thì thông tin do cơ quan Thuế cung cấp bao gồm:
(1) Thông tin về tổ chức trả thu nhập:
- Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế;
- Tình hình hoạt động của tổ chức trả thu nhập; tổ chức trả thu nhập thành lập mới, giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh.
(2) Số lượng người lao động trong tổ chức trả thu nhập.
(3) Tiền trích Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà tổ chức trả thu nhập tính vào chi phí để tính thuế.
(4) Danh sách người lao động trong tổ chức trả thu nhập.
Đơn vị đầu mối chủ trì việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế là đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế 5423/QCPH-BHXH-TCT năm 2014 quy định trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế như sau:
Trách nhiệm của BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế
1. Ban Thu BHXH Việt Nam, Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân Tổng cục Thuế là hai đơn vị đầu mối chủ trì của hai Bên, chịu trách nhiệm:
a) Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện Quy chế.
b) Thực hiện các nội dung phối hợp quản lý thu nợ BHXH và nợ thuế.
c) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nội dung thông tin cần trao đổi theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế phù hợp với thực tế quản lý, hệ thống thông tin và yêu cầu quản lý của từng Bên.
2. Trung tâm Công nghệ Thông tin (CNTT) BHXH Việt Nam và Cục CNTT Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm:
a) Khảo sát hệ thống, cơ sở dữ liệu của Ngành để chuẩn hóa dữ liệu; xây dựng, phát triển, đảm bảo hạ tầng CNTT để kết nối, chia sẻ thông tin giữa hai Bên.
...
Như vậy, theo quy định thì Ban Thu Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân Tổng cục Thuế là đơn vị đầu mối chủ trì việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?