Việc trang bị điện thoại di động phục vụ công tác được áp dụng cho những đối tượng cán bộ nào? Chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ nhằm phục vụ công tác là bao nhiêu?

Tôi được biết để phục vụ cho công tác thì một số chức danh cán bộ, công chức sẽ được trang bị điện thoại di động để phục vụ công tác và được chi trả chi phí mua sắm và cước sử dụng điện thoại di động hàng tháng. Vậy chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường có thuộc đối tượng được trang bị điện thoại di động hay không? Câu hỏi của anh Minh từ TP.HCM.

Việc trang bị điện thoại di động phục vụ công tác được áp dụng cho những đối tượng cán bộ nào?

Căn cứ Điều 2 Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành kèm theo Quyết định 78/2001/QĐ-TTg (sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Quyết định 168/2005/QĐ-TTg) quy định về đối tượng cán bộ được trang bị điện toại di động như sau:

Điều 2.
..
2. Cán bộ được trang bị 01 máy điện thoại cố định tại nhà riêng (trừ các máy điện thoại do cơ quan chức năng trang bị theo yêu cầu đặc biệt), bao gồm:
a) Trưởng Ban của Đảng ở Trung ương, ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
b) Bộ trưởng và các chức danh tương đương kể cả các chức danh tương đương thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c) Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Phó Trưởng Ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
đ) Thứ trưởng và các chức danh tương đương, cán bộ giữ chức vụ có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,2 trở lên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương thuộc tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; chuyên gia cao cấp;
e) Phó Bí thư và Uỷ viên Thường vụ thành uỷ, tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
g) Các giáo sư được Nhà nước Việt Nam công nhận một trong các tiêu chuẩn sau:
- Được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh;
- Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Đối với các giáo sư đã nghỉ hưu, nhưng còn làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, nếu có một trong các tiêu chuẩn nêu trên cũng thuộc đối tượng áp dụng tại Quy định này.
h) Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến dưới 1,2 thuộc Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương:
i) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
k) Giám đốc Sở, Ban, ngành và lãnh đạo cấp tương đương ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng cơ quan đảng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
l) Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Như vậy, những đối tượng theo quy định nêu trên thuộc đối tượng cán bộ được trang bị điện thoại di động nhằm phục vụ công tác đang đảm nhiệm.

Từ quy định trên thì chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà nước không thuộc đối tượng được cấp kinh phí trang bị điện thoại di động để phục vụ công tác.

Việc trang bị điện thoại di động phục vụ công tác được áp dụng cho những đối tượng cán bộ nào? Chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ nhằm phục vụ công tác là bao nhiêu?

Việc trang bị điện thoại di động phục vụ công tác được áp dụng cho những đối tượng cán bộ nào? Chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ nhằm phục vụ công tác là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ nhằm phục vụ công tác là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành kèm theo Quyết định 78/2001/QĐ-TTg (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 179/2002/QĐ-TTg) quy định về việc thanh toán chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ như sau:

Các cán bộ được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động được cơ quan quản lý cấp một khoản kinh phí để thanh toán chi phí ban đầu như sau:
1. Tiền mua máy 300.000 đồng/máy đối với điện thoại cố định và 3.000.000 đồng/máy đối với điện thoại di động.
2. Chi phí lắp đặt máy, chi phí hoà mạng (hoặc cài đặt) thanh toán theo hoá đơn của cơ quan bưu điện tại thời điểm được trang bị máy.

Theo quy định vừa nêu trên thì chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ là 3.000.000 đồng/máy.

Cán bộ được trang bị điện thoại di động cho công tác có được thanh toán cước phí sử dụng điện thoại di động không?

Căn cứ Điều 6 Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành kèm theo Quyết định 78/2001/QĐ-TTg (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 179/2002/QĐ-TTg) quy định về mức thanh toán cước phí sử dụng điện toại di động như sau:

Hàng tháng, cơ quan quản lý cấp tiền cho cán bộ được tiêu chuẩn trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động để thanh toán cước phí sử dụng điện thoại (kể cả tiền thuê bao) theo các mức như sau:
1. Các cán bộ nêu tại các điểm a, b và c của khoản 2 Điều 2: mức 300.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 500.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.
2. Các đối tượng nêu tại các điểm d, đ , e và g của khoản 2 Điều 2 : mức 200.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 400.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.
3. Các đối tượng còn lại: mức 100.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 250.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.
Mức thanh toán quy định trên được thanh toán khoán hàng tháng cho cán bộ.

Theo quy định trên thì hàng tháng, cơ quan quản lý cấp tiền cho cán bộ được tiêu chuẩn trang bị điện thoại di động để thanh toán cước phí sử dụng điện thoại di động.

Tùy theo đối tượng được trang bị mà mức thanh toán cước phí được cấp sẽ khác nhau:

- Các cán bộ nêu tại các điểm a, b và điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định 78/2001/QĐ-TTg được cấp 500.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

- Các đối tượng nêu tại các điểm d, đ , e và điểm g khoản 2 Điều 2 Quyết định 78/2001/QĐ-TTg được cấp 400.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

- Các đối tượng còn lại tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 78/2001/QĐ-TTg được cấp 250.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

Điện thoại di động
Sử dụng điện thoại di động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
Từ ngày 01/9/2022, hành vi sử dụng điện thoại gây mất trật tự tại phiên tòa xét xử có thể bị xử phạt lên đến 500.000 đồng?
Pháp luật
Công dân có quyền đối với thông tin điện thoại di động như thế nào? Công an được thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động trong trường hợp nào?
Pháp luật
Đang lái xe máy nhưng sử dụng điện thoại di động, tai nghe đồng thời chạy quá tốc độ quy định trên 5 km/h có bị tịch thu phương tiện vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Điện thoại di động của Giáo sư được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được mua với mức phí là bao nhiêu?
Pháp luật
Trường hợp dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường bị xử phạt hành chính như thế nào? Bằng lái xe ô tô bị cảnh sát giao thông giữ nhưng chưa ra quyết định phạt thì có được lái xe không?
Pháp luật
Việc trang bị điện thoại di động phục vụ công tác được áp dụng cho những đối tượng cán bộ nào? Chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ nhằm phục vụ công tác là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điện thoại di động
6,645 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điện thoại di động Sử dụng điện thoại di động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điện thoại di động Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng điện thoại di động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào