Việc trang bị cơ cấu khởi động đối với máy phay đất do người đi bộ điều khiển phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Việc trang bị cơ cấu khởi động đối với máy phay đất do người đi bộ điều khiển phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo quy định tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9234:2012 (ISO 11449 : 1994) về Máy phay đất do người đi bộ điều khiển - Định nghĩa, Yêu cầu an toàn và quy trình thử thì máy phay đất do người đi bộ điều khiển phải được trang bị cơ cấu bảo vệ an toàn, ngăn ngừa mọi khả năng làm quay bánh truyền động/dao phay khi khởi động máy.
- Kiểu cơ cấu được xem là thỏa mãn yêu cầu là, ví dụ cơ cấu chỉ cho phép động cơ khởi động khi cần số nằm ở vị trí trung gian và công cụ làm đất đã được ngắt ly hợp.
- Không bắt buộc trang bị cơ cấu khởi động an toàn, nếu hệ thống khởi động được đặt ở vị trí sao cho khi ngắt ly hợp, người điều khiển không thể tiếp cận khu vực nguy hiểm để thao tác vận hành.
- Khu vực nguy hiểm là vết dọc xác định bề rộng làm việc của công cụ làm đất hay thiết bị, bị giới hạn về phía đuôi máy một khoảng 550 mm từ vùng bao ngoài cùng của công cụ hay thiết bị làm đất.
- Trong trường hợp chuyển động lùi về phía sau, vùng nguy hiểm bao gồm toàn bộ chiều dài của vùng này tới đuôi máy, chỉ bị giới hạn bởi bề rộng làm việc của công cụ làm đất.
- Nếu người điều khiển phải tựa người vào máy để khởi động động cơ, phải có dấu hiệu chỉ báo vị trí thuận lợi hoặc cung cấp chỗ tựa thích hợp.
- Không trang bị thiết bị khởi động vận hành bằng dây chão hoặc dây đai cho động cơ.
Việc trang bị cơ cấu khởi động đối với máy phay đất do người đi bộ điều khiển phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Cần điều khiển tốc độ động cơ của máy phay đất phải được đặt ở vị trí nào?
Cần điều khiển tốc độ động cơ của máy phay đất được quy định tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9234:2012 (ISO 11449 : 1994) về Máy phay đất do người đi bộ điều khiển - Định nghĩa, Yêu cầu an toàn và quy trình thử như sau:
Cơ cấu điều khiển
...
6.3 Điều khiển tốc độ động cơ
Cần điều khiển tốc độ động cơ (tay ga) nếu nằm ở khu vực tay điều khiển của người lái phải chuyển dịch ra xa (thông thường đẩy về phía trước hoặc đẩy lên trên) khi tăng tốc độ động cơ và chuyển dịch theo chiều ngược lại (thông thường kéo lùi/xuống dưới) khi giảm tốc.
Cần điều khiển tốc độ động cơ kiểu đẩy/kéo, nếu nằm ở khu vực tay điều khiển của người lái, phải đẩy lên để tăng và kéo vào lòng để giảm tốc độ động cơ.
6.4 Điều khiển kéo/dao phay
6.4.1 Quy định chung
Vận hành máy phay theo chiều ngược lại với chiều chuyển động đòi hỏi phải có cơ cấu điều khiển/giám sát sự có mặt của người điều khiển đối với chuyển động kéo và gài ly hợp truyền động cho bộ phận dao phay, nằm tại khu vực tay người điều khiển (xem Hình 5)
Phương tiện điều khiển ngắt ly hợp đối với bộ phận quay/dao phay đòi hỏi phải có tác động chủ định để khởi động/vận hành máy.
...
Như vậy, theo quy định, vị trí đặt cần điều khiển tốc độ động cơ của máy phay đất phải đảm bảo:
- Cần điều khiển tốc độ động cơ (tay ga) nếu nằm ở khu vực tay điều khiển của người lái phải chuyển dịch ra xa (thông thường đẩy về phía trước hoặc đẩy lên trên) khi tăng tốc độ động cơ và chuyển dịch theo chiều ngược lại (thông thường kéo lùi/xuống dưới) khi giảm tốc.
- Cần điều khiển tốc độ động cơ kiểu đẩy/kéo, nếu nằm ở khu vực tay điều khiển của người lái, phải đẩy lên để tăng và kéo vào lòng để giảm tốc độ động cơ.
Máy phay đất do người đi bộ điều khiển phải được gắn nhãn, ghi rõ những thông tin gì?
Thông tin gắn nhãn trên máy phay đất được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9234:2012 (ISO 11449 : 1994) về Máy phay đất do người đi bộ điều khiển - Định nghĩa, Yêu cầu an toàn và quy trình thử như sau:
Ghi nhãn
8.1 Quy định chung
8.1.1 Máy phay phải được gắn nhãn, ghi rõ các thông tin về : nhà chế tạo, ký mã hiệu/kiểu, số seri (loạt sản xuất) cùng với thông tin chỉ dẫn cần thiết (về loại nhiên liệu/tỷ lệ pha trộn, quy định đeo thiết bị bảo vệ tai, khoảng cách quan sát an toàn, chỉ dẫn đọc hướng dẫn sử dụng).
8.1.2 Trên máy phay phải gắn nhãn bền lâu ở nơi dễ nhận biết với dấu hiệu cảnh báo “đeo thiết bị bảo vệ mắt” hoặc dấu hiệu thích hợp cảnh báo nguy hiểm (xem ISO 11684).
8.1.3 Nhãn cảnh báo phải được gắn gần vị trí tiềm ẩn mối nguy hiểm, viết bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi máy được sử dụng.
8.1.4 Nhãn cảnh báo an toàn bền lâu phải được gắn gần bộ phận quay/dao phay để chỉ dẫn người vận hành máy phay nhận biết, tránh tiếp xúc chân với lưỡi phay nguy hiểm. Nhãn cảnh báo an toàn phải được định dạng gồm 2 hoặc 3 phần thông tin theo quy định trong ISO 11684 (xem Hình 7)
....
Như vậy, theo quy định, máy phay đất do người đi bộ điều khiển phải được gắn nhãn, ghi rõ các thông tin về:
- Nhà chế tạo,
- Ký mã hiệu/kiểu,
- Số seri (loạt sản xuất)
- Thông tin chỉ dẫn cần thiết (về loại nhiên liệu/tỷ lệ pha trộn, quy định đeo thiết bị bảo vệ tai, khoảng cách quan sát an toàn, chỉ dẫn đọc hướng dẫn sử dụng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?