Việc tổ chức tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế được xem xét thực hiện dựa trên những cơ sở nào?
- Việc tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Việc tổ chức tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế được xem xét thực hiện dựa trên những cơ sở nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại?
Việc tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về nguyên tắc tham vấn như sau:
Nguyên tắc tham vấn
1. Thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Việc tham vấn được thực hiện theo nguyên tắc khách quan, dân chủ, thảo luận công khai và biểu quyết theo đa số.
3. Thời gian tổ chức, thực hiện tham vấn được tính trong thời hạn giải quyết khiếu nại.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước, bảo mật thông tin người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì việc tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
(1) Thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
(2) Việc tham vấn được thực hiện theo nguyên tắc khách quan, dân chủ, thảo luận công khai và biểu quyết theo đa số.
(3) Thời gian tổ chức, thực hiện tham vấn được tính trong thời hạn giải quyết khiếu nại.
(4) Bảo vệ bí mật nhà nước, bảo mật thông tin người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Việc tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế được xem xét thực hiện dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định về các trường hợp tham vấn như sau:
Các trường hợp tham vấn
1. Việc tổ chức tham vấn trực tiếp được xem xét trên cơ sở một hoặc nhiều yếu tố sau:
a) Nội dung khiếu nại có tính chất phức tạp;
b) Số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp lớn;
c) Có nhiều quan điểm khác nhau khi áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật;
d) Liên quan đến các chính sách pháp luật khác ngoài chính sách pháp luật về thuế;
đ) Liên quan đến chuyên môn, chuyên ngành của cơ quan ngoài ngành thuế.
2. Các trường hợp khác do Thủ trưởng cơ quan thuế quyết định.
Như vậy, theo quy định thì việc tổ chức tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế được xem xét thực hiện dựa trên cơ sở một hoặc nhiều yếu tố sau:
(1) Nội dung khiếu nại có tính chất phức tạp;
(2) Số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp lớn;
(3) Có nhiều quan điểm khác nhau khi áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật;
(4) Liên quan đến các chính sách pháp luật khác ngoài chính sách pháp luật về thuế;
(5) Liên quan đến chuyên môn, chuyên ngành của cơ quan ngoài ngành thuế.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1490/QĐ-TCT năm 2021 quy định trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng tham vấn như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng tham vấn
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, căn cứ quy định về các trường hợp tham vấn tại Điều 11 Quy chế này, bộ phận giải quyết khiếu nại báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này) xem xét, quyết định việc tổ chức hội nghị tham vấn trực tiếp, hình thức tham vấn trực tiếp (tham vấn nội bộ hoặc tham vấn ngoài ngành) và đề xuất thành phần tham gia Hội đồng tham vấn, trong đó thành phần bắt buộc là Chủ tịch hội đồng theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Quy chế này và một Lãnh đạo bộ phận giải quyết khiếu nại (trường hợp Chủ tịch hội đồng không phải là Lãnh đạo bộ phận giải quyết khiếu nại).
Trong trường hợp cần thiết, Lãnh đạo bộ phận giải quyết khiếu nại đề xuất với Thủ trưởng cơ quan thuế mời thành viên Đoàn Thanh tra, kiểm tra hoặc các đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến nội dung bị khiếu nại tham dự hội nghị tham vấn để cung cấp thông tin, giải trình nội dung khiếu nại nhưng không được quyền tham gia biểu quyết theo quy định.
2. Căn cứ đề xuất về việc tổ chức tham vấn đã được Thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt, đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn có văn bản (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy chế này) gửi đến các đơn vị, cá nhân, chuyên gia độc lập tham gia tham vấn kèm theo hồ sơ tài liệu liên quan về nội dung đề nghị tham vấn để nghiên cứu, cử đại diện tham gia Hội đồng tham vấn.
3. Căn cứ thông tin do các đơn vị, cá nhân gửi, đơn vị chủ trì tổ chức tham vấn, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tham vấn (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quy chế này) và gửi Quyết định đến các thành viên của Hội đồng tham vấn.
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng cơ quan thuế là đơn vị có thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tham vấn trực tiếp trong hoạt động giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?
- Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?