Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm những bước nào?
- Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
- Việc đánh giá và thương thảo hồ sơ đề xuất của nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm những bước nào?
Việc chỉ định thầu được quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu
1. Việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình chỉ định thầu thông thường được áp dụng đối với gói thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu; chủ đầu tư quyết định gửi hồ sơ yêu cầu cho một nhà thầu.
...
Việc chỉ định thầu được quy định tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 cụ thể như sau:
Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
d) Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;
....
Theo đó, chuẩn bị lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP bao gồm những bước sau:
Lập hồ sơ yêu cầu:
- Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá chỉ định thầu; điều kiện về hợp đồng.
+ Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);
Trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
Xác định nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:
+ Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định một nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định nhà thầu này.
+ Nhà thầu được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
+Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu
...
3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu dự kiến chỉ định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
...
Theo đó, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu dự kiến chỉ định;
- Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
Việc đánh giá và thương thảo hồ sơ đề xuất của nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Việc đánh giá và thương thảo hồ sơ đề xuất của nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại khoản 4 Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu.
+ Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo (nếu có), làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?