Việc tổ chức khuyến công địa phương được thực hiện thế nào? Kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho những mục đích nào?
Việc tổ chức khuyến công địa phương được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức khuyến công địa phương như sau:
Tổ chức khuyến công địa phương
1. Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Trung tâm Khuyến công là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công.
2. Cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố) theo yêu cầu nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập các chi nhánh trực thuộc Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh.
3. Cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo yêu cầu nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập mạng lưới cộng tác viên khuyến công để triển khai hoạt động khuyến công đến cấp xã.
Theo đó, việc tổ chức khuyến công địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 8 nêu trên.
Khuyến công địa phương (Hình từ Internet)
Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ những nguồn kinh phí nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về kinh phí khuyến công địa phương như sau:
Kinh phí khuyến công địa phương
1. Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cấp hàng năm.
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ những nguồn kinh phí sau:
+ Ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cấp hàng năm.
+ Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho những mục đích nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 45/2012/NĐ-CP về mục đích sử dụng kinh phí khuyến công địa phương như sau:
Kinh phí khuyến công địa phương
...
2. Kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công do địa phương tổ chức thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công địa phương.
Theo Điều 4 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động khuyến công như sau:
Nội dung hoạt động khuyến công
1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.
4. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
5. Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án đầu tư, marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
...
Như vậy, kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho những mục đích tổ chức thực hiện theo các nội dung khuyến công quy định tại Điều 4 nêu trên.
Đồng thời kinh phí khuyến công địa phương còn được sử dụng cho các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?