Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào theo quy định?
- Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào theo quy định?
- Việc kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được quy định như thế nào?
- Đối tượng nào có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT về tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở:
Theo đó, việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Có thay đổi về ranh giới hoạt động dẫn tới thay đổi về nguồn phát thải và số liệu hoạt động của cơ sở;
- Có thay đổi về nguồn phát thải khí nhà kính do thay đổi quyền sở hữu, vận hành cơ sở;
- Có sai sót trong sử dụng phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính và áp dụng hệ số phát thải;
- Phát hiện sai sót trong thu thập, xử lý số liệu hoạt động của cơ sở dẫn tới kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính thay đổi trên 10% so với kết quả do cơ sở đã báo cáo.
Lưu ý: Nội dung tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính được trình bày trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo tiếp theo.
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được quy định như thế nào?
Việc kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được quy định tại Điều 20 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT; cụ thể như sau:
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011 Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở, bao gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định và kiểm tra về trách nhiệm, quyền hạn của những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê khí nhà kính.
Bước 2. Xác định, áp dụng và kiểm tra việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Bước 3. Xác định và kiểm tra các ranh giới hoạt động của cơ sở.
Bước 4. Xác định và kiểm tra các nguồn phát thải khí nhà kính.
Bước 5. Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp luận định lượng, gồm cả các số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải khí nhà kính.
Bước 6. Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở.
Bước 7. Sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo.
Bước 8. Xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu.
Bước 9. Định kỳ kiểm tra độ chính xác của các phương tiện đo.
Bước 10. Đánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ.
Đối tượng nào có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
...
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:
a) Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
3. Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Như vậy, các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?