Việc tiếp nhận chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước được thực hiện như thế nào?
- Về nước, chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn với chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp nào?
- Việc tiếp nhận chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế trong việc quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Về nước, chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn với chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:
Về nước, chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn với chuyên gia giáo dục
1. Chuyên gia giáo dục vì lý do bất khả kháng phải dừng làm việc phải báo cáo bằng văn bản có xác nhận của cơ quan sử dụng chuyên gia của nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế và phải được Cục Hợp tác quốc tế cho phép bằng văn bản.
2. Trường hợp chuyên gia giáo dục không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của đối tác và bị phía đối tác chấm dứt hợp đồng trước hạn, đề nghị về nước thì Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế có trách nhiệm thông báo cho chuyên gia bằng văn bản, trong đó nêu rõ thời gian chấm dứt hợp đồng, về nước.
Theo đó, chuyên gia giáo dục vì lý do bất khả kháng phải dừng làm việc phải báo cáo bằng văn bản có xác nhận của cơ quan sử dụng chuyên gia của nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế và phải được Cục Hợp tác quốc tế cho phép bằng văn bản.
Trường hợp chuyên gia giáo dục không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của đối tác và bị phía đối tác chấm dứt hợp đồng trước hạn, đề nghị về nước thì Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế có trách nhiệm thông báo cho chuyên gia bằng văn bản, trong đó nêu rõ thời gian chấm dứt hợp đồng, về nước.
Chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:
Tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước
1. Chuyên gia giáo dục khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài phải về nước, gửi báo cáo bằng văn bản có ý kiến xác nhận của cơ quan sử dụng chuyên gia tại nước ngoài và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh về nước.
2. Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế thực hiện thanh lý hợp đồng đã ký kết với chuyên gia theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Quy chế này. Biên bản thanh lý hợp đồng phải thể hiện nội dung xác nhận lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan khác của chuyên gia giáo dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
3. Sau khi thanh lý hợp đồng, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế trình Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế ra Quyết định tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước. Quyết định tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước phải ghi rõ thời điểm về nước để tổ chức, cá nhân liên quan có căn cứ xác định thời điểm hưởng lương, phụ cấp (nếu có) và các chế độ liên quan khác cho chuyên gia giáo dục.
Như vậy, chuyên gia giáo dục khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài phải về nước, gửi báo cáo bằng văn bản có ý kiến xác nhận của cơ quan sử dụng chuyên gia tại nước ngoài và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh về nước.
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế thực hiện thanh lý hợp đồng đã ký kết với chuyên gia theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT năm 2018.
Biên bản thanh lý hợp đồng phải thể hiện nội dung xác nhận lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan khác của chuyên gia giáo dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
Sau khi thanh lý hợp đồng, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế trình Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế ra Quyết định tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước.
Quyết định tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước phải ghi rõ thời điểm về nước để tổ chức, cá nhân liên quan có căn cứ xác định thời điểm hưởng lương, phụ cấp (nếu có) và các chế độ liên quan khác cho chuyên gia giáo dục.
Trách nhiệm của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế trong việc quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế
1. Tổ chức bồi dưỡng, đánh giá ngoại ngữ, chuyên môn và các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho chuyên gia giáo dục trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
2. Phối hợp với các cơ quan sử dụng chuyên gia giáo dục của nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến chuyên gia giáo dục; phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chuyên gia giáo dục.
3. Ký kết và thanh lý hợp đồng với chuyên gia giáo dục.
4. Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất gửi Cục Hợp tác quốc tế báo cáo về công tác quản lý chuyên gia giáo dục để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Thực hiện các quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo quyền lợi liên quan đến lương, phụ cấp (nếu có), chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian công tác của chuyên gia giáo dục.
6. Hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại khoản 11 Điều 7 Quy chế này.
Trách nhiệm của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?