Việc tiếp cận thông tin trong vụ tai nạn của công dân được quy định thế nào? Công dân không được tiếp cận thông tin nào?
Việc tiếp cận thông tin trong vụ tai nạn của công dân được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2, Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
...
Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này."
Theo đó, Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định.
Tiếp cận thông tin
Công dân không được tiếp cận thông tin nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
"Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ."
Theo đó, có thể thấy rằng không phải thông tin nào thì công dân cũng được quyền tiếp cận.
Đương sự trong vụ tai nạn đó có được tiếp cận thông tin (xem sơ đồ) hiện trường vụ tai nạn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
"Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.
2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.
3. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Theo đó, hồ sơ tai nạn liên quan đến thông tin cá nhân của đương sự, không thuộc diện không được tiếp cận theo Điều 6 nêu trên. Cho nên anh có thể liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được tiếp cận thông tin hồ sơ tai nạn (sơ đồ tai nạn)
Tuy nhiên, nếu vụ tai nạn có liên quan đến thông tin của người khác, có thông tin cá nhân của họ thì anh không thể xin được nếu những người có liên quan trong vụ tai nạn không đồng ý.
Người cần tiếp cận thông tin có phạm vi và trách nhiệm ra sao?
Căn cứ Điều 9 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
"Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.
2. Cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
b) Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
c) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
d) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
..."
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến việc tiếp cận thông tin của công dân gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan là ở đâu? Thời hạn kiểm tra thực tế hàng hóa là bao lâu?
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở có phải đăng ký biến động đất đai không? Có phải nộp tiền sử dụng đất?
- Bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động khi sử dụng bao nhiêu lao động? 09 nội dung chính trong nội quy lao động cần phải có?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
- Sở giao dịch chứng khoán có được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết không?