Quyền tiếp cận thông tin có được thực hiện đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không?

Quyền tiếp cận thông tin có được thực hiện đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không? Việc tiếp cận thông tin của người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện thông qua các hình thức cung cấp thông tin nào?

Quyền tiếp cận thông tin có được thực hiện đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin như sau:

Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
1. Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
2. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
3. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Như vậy, đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Quyền tiếp cận thông tin có được thực hiện đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không?

Quyền tiếp cận thông tin có được thực hiện đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không? (Hình từ Internet)

Việc tiếp cận thông tin của người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện thông qua các hình thức cung cấp thông tin nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2018/NĐ-CP thì việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

- Thông qua Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);

- Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;

- Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;

- Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Lưu ý: Căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi theo quy định trên hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.

Cơ quan cung cấp thông tin có phải bố trí người hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin hiểu về thông tin đó hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin
...
3. Cơ quan cung cấp thông tin phải bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin; tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ quan cung cấp thông tin phải bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin.

Tiếp cận thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyền tiếp cận thông tin có được thực hiện đối với người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không?
Pháp luật
Công dân là chủ thể được quyền tiếp cận thông tin đúng không? Có phải mọi thông tin của cơ quan nhà nước công dân đều được quyền tiếp cận?
Pháp luật
Người dưới 18 tuổi có được thực hiện quyền tiếp cận thông tin không? Công dân được tiếp cận thông tin nào? Cơ quan nhà nước có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin không?
Pháp luật
Báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phải nêu rõ những nội dung gì? Biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Pháp luật
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào? Công dân được cung cấp thông tin có phải trả phí không?
Pháp luật
Người có hành vi vi phạm về tiếp cận thông tin thì xử lý như thế nào? Để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân có những biện pháp nào?
Pháp luật
Tiếp cận thông tin là gì? Cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Việc tiếp cận thông tin trong vụ tai nạn của công dân được quy định thế nào? Công dân không được tiếp cận thông tin nào?
Pháp luật
Công dân có được tiếp cận thông tin bằng cách yêu cầu công an cung cấp hồ sơ tai nạn giao thông không?
Pháp luật
Thực hiện quyền tiếp cận thông tin bao gồm những chủ thể nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp cận thông tin
67 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp cận thông tin
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào