Việc thu hồi tài sản đã bán của doanh nghiệp phá sản được thực hiện trong trường hợp nào? Có tranh chấp khi thu hồi tài sản thì giải quyết ra sao?
Việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp phá sản phải được ký hợp đồng trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 124 Luật Phá sản 2014 quy định về việc bán đấu giá tài sản như sau:
Bán tài sản
...
2. Việc bán đấu giá đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền thỏa thuận với tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá.
Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
...
Theo quy định thì việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá và phải thực hiện bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Trước khi ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền thỏa thuận với tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá.
Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc thu hồi tài sản đã bán của doanh nghiệp phá sản được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Phá sản 2014 quy định về việc thu hồi tài sản như sau:
Thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã do thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Việc thu hồi tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
...
Dẫn chiếu Điều 59 Luật Phá sản 2014 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Giao dịch bị coi là vô hiệu
1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
d) Tặng cho tài sản;
đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Như vậy, việc thu hồi tài sản đã bán được thực hiện khi thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu, giao địch dẫn sự được coi là vô hiệu khi:
- Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
- Tặng cho tài sản;
- Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Việc thu hồi tài sản đã bán của doanh nghiệp phá sản được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi thu hồi tài sản đã bán mà có xảy ra tranh chấp thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 125 Luật phá sản 2014 quy định về tình huống tranh chấp khi thu hồi tài sản như sau:
Thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm
...
2. Trường hợp có tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì được xử lý theo quy định tại Điều 115 của Luật này.
Dẫn chiếu Điều 115 Luật Phá sản 2014 quy định về xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản như sau:
Xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà có tranh chấp hoặc không thể thi hành được thì Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét ra một trong các văn bản sau:
a) Văn bản trả lời không chấp nhận đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;
b) Chuyển đơn đề nghị đến người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản không đồng ý với văn bản trả lời quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật.
4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.
Theo đó, nếu có tranh chấp khi thu hồi tài sản đã bán thì Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc xem xét.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét về giải quyết vụ việc tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?