Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng các hình thức nào?
Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng hình thức nào?
Kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhằm cung cấp kiến thức về sinh vật gây hại thực vật, các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại và chính sách, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Nội dung thông tin, tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, dễ hiểu.
2. Việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện bằng hình thức sau đây:
a) Thông qua cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng các tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn;
d) Tổ chức các diễn đàn để tham vấn rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
đ) Các hình thức phù hợp khác.
3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về thông tin, tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn việc thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có 05 hình thức thông tin và tuyên truyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật sau đây:
- Thông qua cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng các tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi;
- Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn;
- Tổ chức các diễn đàn để tham vấn rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Các hình thức phù hợp khác.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 có quy định trách nhiệm đối với Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của chủ thực vật trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;
b) Quy định địa điểm thu gom, tổ chức, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
c) Phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn điều tra, giám sát, quản lý dịch hại thực vật để bảo vệ sản xuất; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương;
d) Tổ chức công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chống dịch, thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch cho nông dân, triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch để giảm nhẹ thiệt hại, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
đ) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp huyện thực hiện những công việc gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
3. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trực thuộc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn cấp huyện và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn cấp huyện.
4. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương hoạt động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo quy định trên, Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp huyện trực thuộc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn cấp huyện.
Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?