Việc thông báo về công bố quyết định thanh tra chuyên ngành hải quan phải được thực hiện trước khi công bố quyết định thanh tra bao lâu?
- Việc xây dựng nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được thực hiện như thế nào?
- Việc thông báo về công bố quyết định thanh tra chuyên ngành hải quan phải được thực hiện trước khi công bố quyết định thanh tra bao lâu?
- Việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành hải quan cho thành viên đoàn thanh tra được thực hiện như thế nào?
Việc xây dựng nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan (gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 thì việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan báo cáo được thực hiện như sau:
Căn cứ kế hoạch tiến hành thanh tra đã được duyệt, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì cùng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
Tùy theo mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo có những nội dung sau:
- Những đặc điểm, tình hình có ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra có liên quan đến nội dung thanh tra và trong thời kỳ thanh tra; Việc quản lý tổ chức, bộ máy, con người; Việc phân cấp giữa đối tượng thanh tra và các đơn vị trực thuộc; Việc phân cấp về tài chính; Mối quan hệ giữa đơn vị là đối tượng thanh tra với các đơn vị cấp dưới, với đơn vị cấp trên...;
- Kết quả thực hiện các nội dung thanh tra; Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các Đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra trước đó; Nguyên nhân của những tồn tại (nếu có);
- Những vướng mắc và kiến nghị của đối tượng thanh tra với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Thời gian nộp báo cáo....
Việc thông báo về công bố quyết định thanh tra chuyên ngành hải quan phải được thực hiện trước khi công bố quyết định thanh tra bao lâu?
Thông báo về công bố quyết định thanh tra chuyên ngành hải quan (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Triển khai thực hiện quyết định thanh tra
...
3. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra: Chậm nhất 5 ngày trước ngày công bố quyết định thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có thông báo về việc công bố quyết định thanh tra gửi đối tượng thanh tra. Thông báo theo mẫu số 05/TB-TTr kèm theo quyết định này (kèm đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo).
Theo đó, việc thông báo về công bố quyết định thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện chậm nhất 5 ngày trước ngày công bố quyết định thanh tra.
Nội dung thông báo về công bố quyết định thanh tra chuyên ngành hải quan bao gồm các nội dung sau:
- Nhân sự đoàn thanh tra;
- Nội dung thanh tra;
- Nội dung công bố quyết định:
+ Thời gian, địa điểm công bố quyết định;
+ Thành phần tham gia buổi công bố quyết định (Người ra quyết định thanh tra và/hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra; Đoàn thanh tra; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố quyết định thanh tra);....
- Các yêu cầu đối với đối tượng thanh tra, như:
+ Cử người đúng thành phần tham gia cuộc họp công bố quyết định thanh tra;
+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung, thời kỳ thanh tra;
+ Báo cáo theo đề cương yêu cầu của Đoàn thanh tra.
Việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành hải quan cho thành viên đoàn thanh tra được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra sau khi được phê duyệt.
Nội dung phổ biến gồm:
- Phổ biến kế hoạch thanh tra, nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra;
- Thống nhất nội quy làm việc (chế độ báo cáo trong nội bộ đoàn thanh tra; sinh hoạt...) của Đoàn thanh tra đến từng thành viên;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) và từng thành viên Đoàn thanh tra;
- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn đối với những nội dung thanh tra phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu (nếu cần thiết).
Thành viên Đoàn thanh tra căn cứ nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
- Xây dựng chi tiết kế hoạch thực hiện phần nhiệm vụ được phân công và báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung công việc được giao, cách thức tiến hành, thời gian thực hiện...;
- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, văn bản về pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, cơ chế quản lý, các phương tiện, trang thiết bị làm việc, các lĩnh vực liên quan đến phần nhiệm vụ được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?