Việc thiết kế và xây dựng khu tự học và khu thực hành của trường dạy nghề cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?
Việc thiết kế trường dạy nghề cần đáp ứng các yêu cầu chung gì về nội dung và giải pháp thiết kế?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định như sau:
"5.1. Trường dạy nghề bao gồm các khu chức năng công trình chủ yếu sau:
- Khu học tập;
- Khu thực hành-lao động;
- Khu phục vụ học tập;
- Khu rèn luyện thể chất (thể dục thể thao);
- Khu hành chính quản trị và phụ trợ;
- Khu phục vụ sinh hoạt (với trường có nội trú).
5.2. Giải pháp thiết kế trường dạy nghề phải phù hợp với dây chuyền công nghệ, điều kiện khí hậu, kinh tế, đất đai; phù hợp với vị trí và tầm quan trọng của công trình trong hệ thống xây dựng ở địa phương (thành phố, thị xã, thị trấn, nông trường, các điểm dân cư tập trung), đồng thời phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường, bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ giữa các công trình nhằm phục vụ tốt cho học tập và sinh hoạt.
5.3. Thành phần, cơ cấu và diện tích các phòng trong các khu chức năng của trường được xác định trên cơ sở quy mô, cơ cấu tổ chức, ngành nghề đào tạo, kế hoạch giảng dạy của mỗi trường dạy nghề.
CHÚ THÍCH: Thời gian học lý thuyết trên lớp tính bằng tiết; mỗi tiết 45 min; không quá 6 tiết một ngày. Thời gian học thực hành tính bằng giờ; mỗi giờ 60 min ; không quá 8h một ngày.
5.4. Chiều rộng của cầu thang và hành lang trong các nhà học được thiết kế theo quy định sau:
- Cầu thang chính: từ 2,1 m đến 2,4 m;
- Chiều rộng hành lang chính: từ 1,8 m đến 2,4 m.
5.5. Chiều cao phòng học và phòng thí nghiệm: không nhỏ hơn 3,6 m.
Khu học tập trong trường dạy nghề cần đạt những tiêu chuẩn gì về thiết kế?
Căn cứ các quy định từ tiểu mục 5.6 đến tiểu mục 5.15 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế, khu học tập của trường dạy nghề được quy định cụ thể như sau:
"Khu học tập
5.6. Các phòng học chung hay phòng học các môn chuyên môn cần bố trí theo các nguyên tắc sau:
- Các phòng học của các lớp cùng năm học, cùng khoa, bộ môn đặt gần nhau;
- Các phòng học sử dụng chung cần bố trí ở giữa các nhóm phòng học;
- Ngăn cách với các phòng có nguồn gây tiếng ồn hoặc có mùi vị (xưởng thực hành, phòng thí nghiệm hóa, nhà ăn, nhà bếp ...).
- Phòng học, giảng đường được bố trí theo hướng Bắc- Nam
5.7 Các phòng học không bố trí ở tầng hầm, tầng nửa hầm hay tầng áp mái. Các phòng thí nghiệm có thiết bị nặng có thể bố trí ở tầng dưới cùng. Các phòng phụ, kho và các phòng kỹ thuật khác có thể đặt ở tầng hầm.
Diện tích các phòng trong khối học tập được lấy theo quy định trong Bảng 3.
5.8. Hệ thống phòng học, giảng đường, thí nghiệm, phòng học chuyên môn cần đáp ứng quy mô đào tạo theo các nghề và trình độ đào tạo. Mỗi chương trình dạy nghề phải có đầy đủ mô đun, môn học theo mẫu định dạng chung.
5.9. Ở mỗi tầng của nhà học, cần có phòng nghỉ cho giáo viên. Diện tích phòng nghỉ từ m2/phòng học đến 3,0 m2/ phòng học, nhưng không nhỏ hơn 15 m2.
5.10. Khoảng cách giữa các thiết bị và cách bố trí trang thiết bị trong phòng học của khối học tập được nêu trong Bảng 4 và Hình 1.
5.11. Các trường dạy nghề có từ 300 học sinh trở lên, có thể tổ chức một phòng học lớn (giảng đường). Quy mô giảng đường được tính căn cứ vào số lượng học sinh, chương trình học tập, mục tiêu đào tạo, khả năng thiết bị và theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt. Công suất sử dụng của giảng đường không nhỏ hơn 60 %.
CHÚ DẪN
1. Bàn học sinh
2. Ghế học sinh
3. Bàn giáo viên
4 Ghế giáo viên
5. Bảng đen
6. Bục giảng
5.12. Diện tích giảng đường được lấy theo Bảng 5
5.13. Tùy theo yêu cầu của ngành nghề đào tạo, có thể xây dựng phòng mô hình, học cụ và phim đèn chiếu phục vụ cho học tập. Yêu cầu kỹ thuật của các phòng này do nhiệm vụ thiết kế quy định.
5.14. Phòng học phải thiết kế ít nhất có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp. Cửa phải thiết kế hai cánh và mở ra phía hành lang.
5.15. Trong khu học tập phải thiết kế chỗ để mũ, nón và áo mưa của học sinh ở khu vực sảnh, hành lang."
Khu tự học, khu thực hành trường dạy nghề (Hình từ Internet)
Việc thiết kế khu thực hành của trường dạy nghề cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ các quy định từ tiểu mục 5.16 đến tiểu mục 5.21 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế, khu thực hành của trường dạy nghề được thiết kế và xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn sau:
"Khu thực hành
5.16. Xưởng thực hành cần bảo đảm hai nhiệm vụ đào tạo: thực hành cơ bản và thực hành sản xuất.
5.17. Nội dung và quy mô diện tích các xưởng thực hành trong trường dạy nghề được thiết kế tùy theo điều kiện trang bị, máy móc tương ứng với nghề và trình độ được đào tạo (công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, lâm nghiệp và các ngành nghề khác)
CHÚ THÍCH:
1. Cần tận dụng các cơ sở sản xuất ở địa phương (nhà máy, công trường, nông trường v.v...) làm nơi thực hành sản xuất cho học sinh.
2. Thiết kế xưởng thực hành cần chú ý sao cho việc sử dụng thiết bị được linh hoạt. Khi cần thay đổi trang thiết bị, máy móc, công trình chỉ phải cải tạo ít nhất.
3. Thiết kế xưởng thực hành tùy theo ngành, nghề đào tạo cần tuân theo các quy định có liên quan.
5.18. Cơ cấu chung các xưởng thực hành gồm có:
- Chỗ làm việc của phụ trách xưởng (hay phân xưởng);
- Chỗ để dụng cụ, đồ nghề, vật liệu (kho);
- Chỗ lên lớp trước khi thực hành;
- Chỗ thay quần áo, tắm rửa, vệ sinh;
- Chỗ đặt máy móc, thiết bị và thực hành;
- Chỗ chuẩn bị phôi liệu cho thực hành;
- Chỗ sửa chữa máy móc và hoàn chỉnh sản phẩm.
CHÚ THÍCH: Diện tích chỗ đặt máy móc, thiết bị tính theo số lượng các chủng loại mà trường được trang bị theo nhiệm vụ thiết kế. Cần bố trí đủ diện tích đi lại và vận chuyển. Trường hợp cần chỗ cho người tham quan và kiến tập, phải quy định trong nhiệm vụ thiết kế.
5.19. Các phân xưởng thực hành cần bố trí thành khu vực riêng, bảo đảm khoảng cách ly cần thiết với các khu vực khác và ở cuối hướng gió chính.
5.20. Các xưởng thực hành nghề cần có đầy đủ nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Các trang thiết bị, dụng cụ thực hành được bố trí ở vị trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức thực hiện (theo cả lớp, nhóm và từng cá nhân).
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn, định mức cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng với từng nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
5.21. Đối với trung tâm dạy nghề cần có đủ phòng học lý thuyết, cơ sở thực hành, phù hợp với quy mô đào tạo. Tiêu chuẩn diện tích thực hành từ 4 m2/học sinh đến 6 m2/học sinh; có đủ thiết bị, phương tiện để bảo đảm giảng dạy lý thuyết, thực hành; đảm bảo các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động."
Như vậy, đối với nội dung chương trình và các yêu cầu thiết kế của trường dạy nghề, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với khu tự học và khu thực hành, đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?