Việc thanh tra chuyên ngành đối với giáo viên trung học phổ thông bao gồm thanh tra về những nội dung nào?
Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT thì nội dung thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như sau:
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
6. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
7. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Như vậy, thanh tra giáo viên là thanh tra về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách, tức nội dung chính là thanh tra chất lượng, tiêu chuẩn giáo viên có đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hay không.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
Thẩm quyền và đối tượng thanh tra được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT thì thẩm quyền và đối tượng thanh tra được quy định như sau:
1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
2. Thanh tra sở: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.
Theo Điều 10 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT thì thẩm quyền ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra và phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập được quy định như sau:
1. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh thanh tra sở ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch và thanh tra chuyên ngành đột xuất.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
3. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra sở giáo dục và đào tạo ra quyết định phân công thanh tra viên thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
4. Nội dung quyết định thanh tra theo quy định tại Khoản 1, Điều 52 Luật Thanh tra. Nội dung quyết định phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Căn cứ vào tình hình và yêu cầu quản lý cụ thể, người ra quyết định thanh tra lựa chọn một số nội dung nêu tại Chương II Thông tư này để quyết định thanh tra đối với một đối tượng hoặc lựa chọn một nội dung để thanh tra chuyên đề đối với một số đối tượng khác nhau.
Như vậy, Thanh tra sở đảm nhiệm việc thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục phổ thông.
Việc tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn thanh tra được quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT thì tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra được quy định như sau:
1. Đoàn thanh tra chuyên ngành có trưởng đoàn thanh tra và các thành viên; thành viên đoàn thanh tra gồm có: thanh tra viên, công chức cơ quan thanh tra và cộng tác viên thanh tra; trường hợp cần thiết có phó trưởng đoàn thanh tra.
2. Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra để ban hành văn bản của đoàn thanh tra.
4. Thành viên đoàn thanh tra, thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực mới nhất?
- Hướng dẫn cách lập giấy ủy quyền đăng ký người phụ thuộc chi tiết mới nhất 2024 như thế nào?
- Mẫu Giấy chứng minh đối tượng trong Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở? Đối tượng nào được hưởng chính sách?
- Bài phát biểu cựu chiến binh 6 12 ý nghĩa chi tiết? Tải mẫu bài phát biểu cựu chiến binh 6 12 ý nghĩa chi tiết?
- Mẫu Báo cáo kết quả kiểm tra đảng viên chấp hành? Mốc thời gian kiểm tra đảng viên được tính thế nào?