Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thanh lý trong những trường hợp nào?
- Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện như thế nào?
Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thanh lý trong những trường hợp nào?
Thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 61 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
1. Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được áp dụng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi làm thủ tục loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Tại Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về các trường hợp thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:
- Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
- Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện bằng những hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì các hình thức thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng bao gồm:
- Hình thức thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Bán vật liệu, vật tư thu hồi trong quá trình phá dỡ, hủy bỏ tài sản là công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ an ninh;
- Các tài sản đặc biệt khác, sau khi đã tháo gỡ những bộ phận, phụ tùng còn sử dụng được phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật, phần còn lại được làm biến dạng để bán dưới dạng phế liệu;
- Tài sản chuyên dùng được thanh lý theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 61 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng
...
4. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.
Tại Điều 29 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công như sau:
- Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp.
Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
- Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP (trong trường hợp bán đấu giá), khoản 6 Điều 26 Nghị định 151/2017/NĐ-CP (trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định).
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?