Việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện công lập được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào? Trình tự thanh lọc được thực hiện ra sao?
Việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện công lập được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ theo Mục 2 Chương III Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN ĐỂ THANH LỌC
Điều 19. Tiêu chí về nội dung, hình thức và thời gian xuất bản
1. Tiêu chí về nội dung tài nguyên thông tin:
a) Tài nguyên thông tin có nội dung lạc hậu, không còn giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thực tiễn;
b) Tài nguyên thông tin là văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành, trừ trường hợp do thư viện chuyên ngành phục vụ hoạt động nghiên cứu pháp luật hoặc lập pháp lưu giữ;
c) Tài nguyên thông tin có giá trị về nội dung nhưng không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và nhu cầu của người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ.
2. Tiêu chí về hình thức tài nguyên thông tin:
a) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo dùng trong các cơ sở giáo dục đã được sửa đổi, thay thế; đối với thư viện đại học, thư viện chuyên ngành, giữ lại tối thiểu 01 bản phục vụ nghiên cứu, tham khảo;
b) Tài liệu số đã có phiên bản mới cập nhật, thay thế được sản xuất bằng các công nghệ cao hơn.
3. Tiêu chí về thời gian xuất bản áp dụng đối với báo, tạp chí phổ thông, khoa học thường thức là 02 năm sau khi xuất bản.
4. Tiêu chí quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng đối với tài liệu địa chí được lưu giữ trong các thư viện công cộng.
Điều 20. Tiêu chí về tình trạng
1. Tài nguyên thông tin còn giá trị về nội dung nhưng đã cũ nát trong quá trình sử dụng hoặc do thiên tai, bão lũ, côn trùng xâm hại mà không thể phục chế, trừ những tài liệu là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
2. Bản ghi âm, ghi hình, ghi chữ bị hỏng, gãy, nứt trong quá trình sử dụng, chất lượng không còn bảo đảm.
3. Tài nguyên thông tin bị mất trong quá trình phục vụ người sử dụng và luân chuyển, trao đổi.
Điều 21. Tiêu chí về số lượng bản
1. Thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện có nhiều bản trên một tên được quy định như sau:
a) Đối với sách in: có trên 04 bản/01 tên sách;
b) Đối với báo, tạp chí in: có trên 02 bản/01 số báo, tạp chí.
2. Tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tài nguyên thông tin trong thư viện của cơ sở giáo dục.
Điều 22. Tiêu chí về ngôn ngữ
1. Các tài nguyên thông tin được xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số không phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn.
2. Các tài nguyên thông tin bằng tiếng nước ngoài không thông dụng, mà không có người sử dụng trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm đề nghị thanh lọc.
3. Tiêu chí quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không áp dụng đối với tài nguyên thông tin được lưu giữ trong Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Theo đó, việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện công lập được thực hiện dựa trên những tiêu chí sau:
- Tiêu chí về nội dung, hình thức và thời gian xuất bản;
- Tiêu chí về tình trạng;
- Tiêu chí về số lượng bản;
- Tiêu chí về ngôn ngữ.
Thanh lọc tài nguyên thông tin (Hình từ Internet)
Việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện công lập được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Trình tự thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Xây dựng đề án thanh lọc tài nguyên thông tin và trình phê duyệt đề án.
2. Thực hiện thanh lọc tài nguyên thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
3. Thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc và phê duyệt danh mục, hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
4. Chỉnh lý sổ đăng ký cá biệt, hệ thống tra cứu thông tin của thư viện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.
5. Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
6. Lưu giữ và bảo quản hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
Như vậy, việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện công lập được thực hiện theo trình tự như trên.
Kinh phí cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện công lập được lấy từ nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Bảo đảm cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin
1. Căn cứ thời hạn thanh lọc tài nguyên thông tin quy định tại Điều 17 Thông tư này, người đứng đầu thư viện có trách nhiệm đưa hoạt động thanh lọc tài nguyên thông tin vào kế hoạch công tác năm.
2. Kinh phí chi cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin được bố trí từ ngân sách nhà nước.
Thư viện dự trù kinh phí chi cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin trong kế hoạch ngân sách chi cho hoạt động nghiệp vụ của thư viện, trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, kinh phí cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin thư viện công lập được lấy từ ngân sách nhà nước.
Thư viện dự trù kinh phí chi cho việc thanh lọc tài nguyên thông tin trong kế hoạch ngân sách chi cho hoạt động nghiệp vụ của thư viện, trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỷ lệ xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ?
- Nghị định 178 năm 2024 có áp dụng với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi không? Đối tượng áp dụng Nghị định 178 2024 thế nào?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc dành cho từng loại hình doanh nghiệp? Download mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc?
- Tiền thưởng Tết cho nhân viên không được tính để trừ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp trong trường hợp nào?
- Mẫu Thông báo nhận tiền thưởng theo Nghị định 73? Tải về Mẫu Thông báo nhận tiền thưởng theo Nghị định 73?