Việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dựa trên những căn cứ nào?
- Việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dựa trên những căn cứ nào?
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội thì sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1004/2020/NQ-UBTNQH quy định về việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.
Đối với địa phương thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tương đương Sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội thì sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 1004/2020/NQ-UBTNQH quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
"Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu, giúp Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động hằng tháng, hằng quý, 06 tháng và cả năm của Đoàn đại biểu Quốc hội, triệu tập các cuộc họp của Đoàn đại biểu Quốc hội, giữ mối liên hệ với đại biểu Quốc hội trong Đoàn;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
c) Phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
d) Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật, thảo luận, góp ý kiến về các nội dung theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
đ) Tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại địa phương;
e) Tham mưu, giúp Đoàn đại biểu Quốc hội chuẩn bị báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
g) Phối hợp phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
h) Tham mưu, giúp Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.
..."
Theo đó, trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh tham gia giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội thì sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 1004/2020/NQ-UBTNQH quy định về trụ sở làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
"Điều 5. Trụ sở làm việc và kinh phí hoạt động
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do Chánh Văn phòng làm chủ tài khoản.
2. Chính quyền địa phương cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, quyết định việc bố trí trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm sử dụng cơ sở vật chất phù hợp và hiệu quả.
3. Kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do ngân sách địa phương bảo đảm. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Văn phòng Quốc hội thực hiện việc phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, duyệt quyết toán ngân sách hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, kiểm tra việc thực hiện chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về kế toán, thống kê."
Theo quy định trên thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do Chánh Văn phòng làm chủ tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?