Việc thành lập quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Việc thành lập quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước như sau:
Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
1. Việc thành lập các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Có đề án thành lập quỹ, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết, ý nghĩa kinh tế - xã hội và tính không thay thế được bằng các hình thức cấp phát ngân sách;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước;
c) Không trùng lặp về mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Bảo đảm thành lập theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
...
Theo đó, việc thành lập các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sau:
- Có đề án thành lập quỹ, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết, ý nghĩa kinh tế - xã hội và tính không thay thế được bằng các hình thức cấp phát ngân sách;
- Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước;
- Không trùng lặp về mục đích, tôn chỉ của quỹ;
- Bảo đảm thành lập theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
Việc thành lập quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đáp ứng đủ các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước có phải bảo đảm nguyên tắc công khai không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước như sau:
Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
...
2. Việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Thực hiện đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
c) Bảo đảm đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Thực hiện đầy đủ các quy định về thông tin báo cáo;
đ) Công khai theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Thực hiện đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
- Bảo đảm đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ;
- Thực hiện đầy đủ các quy định về thông tin báo cáo;
- Công khai theo quy định của pháp luật.
Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước như sau:
Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
...
3. Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây:
a) Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
b) Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Kết quả hoạt động của quỹ;
d) Quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ thành lập theo quy định của pháp luật nếu hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ hoặc không hiệu quả thì người có thẩm quyền thành lập quỹ có trách nhiệm giải thể hoặc trình cấp có thẩm quyền giải thể theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau:
- Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Kết quả hoạt động của quỹ;
- Quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý, quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ thành lập theo quy định của pháp luật nếu hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ hoặc không hiệu quả thì người có thẩm quyền thành lập quỹ có trách nhiệm giải thể hoặc trình cấp có thẩm quyền giải thể theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?