Việc thành lập khu bảo tồn vùng đất ngập nước cấp tỉnh có thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay không?
- Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng ngập nước đáp ứng được các tiêu chí nào?
- Việc thành lập khu bảo tồn vùng đất ngập nước cấp tỉnh có thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay không?
- Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn vùng đất ngập nước cấp tỉnh gồm những tài liệu nào?
Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng ngập nước đáp ứng được các tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về việc xác định vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia như sau:
Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng
1. Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái;
b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị;
c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế;
d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương, quốc gia, quốc tế.
...
4. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo quy định thì vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
(1) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái;
(2) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị;
(3) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế;
(4) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương, quốc gia, quốc tế.
Việc thành lập khu bảo tồn vùng đất ngập nước cấp tỉnh có thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay không? (Hình từ Internet)
Việc thành lập khu bảo tồn vùng đất ngập nước cấp tỉnh có thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 5 Điều 14 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh
1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành về Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan.
...
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.
...
Từ quy định trên thì việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh sẽ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn vùng đất ngập nước cấp tỉnh gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh như sau:
Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh
...
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm có:
a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
c) Ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan, ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong và tiếp giáp với khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn.
...
Từ quy định trên thì hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm những tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn;
(2) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh bao gồm các nội dung:
- Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn đất ngập nước;
- Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đặc thù; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan môi trường, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
- Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất ngập nước; hiện trạng kinh tế và xã hội khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
- Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;
- Vị trí địa lý, diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
- Kế hoạch quản lý khu bảo tồn;
- Tổ chức quản lý khu bảo tồn;
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
- Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.
(3) Ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan, ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong và tiếp giáp với khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?