Việc thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc thẩm quyền của ai? Ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cần thực hiện những nhiệm vụ nào?
Việc thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc thẩm quyền của ai?
Ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về thẩm quyền thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
Thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Người chỉ huy quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư này quyết định thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để giúp ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ điều hành các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 13 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân như sau:
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân
1. Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện (nơi có Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc);
đ) Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.
...
Theo đó, việc thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc thẩm quyền của:
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).
Trưởng ban của ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ do ai đảm nhận?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy đinh về thành phần của ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
Thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
2. Thành phần ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Trưởng ban là chỉ huy đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc chỉ huy Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Phó Trưởng ban là chỉ huy Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ địa phương xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; chỉ huy đơn vị Hậu cần - Kỹ thuật thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chỉ huy Công an cấp huyện quản lý địa bàn, nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
c) Thành viên là chỉ huy, cán bộ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cán bộ phụ trách quản lý địa bàn, cơ sở xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; người có năng lực, chuyên môn sâu về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chỉ huy các đơn vị nghiệp vụ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cán bộ phụ trách công tác hậu cần, chính trị, giao thông, trật tự thuộc Công an địa phương do người chỉ huy chỉ định.
...
Như vậy, trưởng ban của ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ do chỉ huy đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc chỉ huy Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đảm nhận.
Ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có những nhiệm vụ nào cần thực hiện?
Căn cứ khoản 5 Điều 17 Thông tư 140/2020/T-BCA quy định về nhiệm vụ của ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
Thành lập ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
5. Nhiệm vụ của ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Tiếp nhận và giao nhiệm vụ cho các đơn vị đến tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo yêu cầu của chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; triển khai các mệnh lệnh của chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến các khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Tổ chức công tác trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn; thường xuyên tổng hợp thông tin từ trinh sát kịp thời báo cáo chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Tổng hợp toàn bộ thông tin về diễn biến đám cháy, sự cố, tai nạn và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tính toán, lên phương án, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chi tiết để kịp thời báo cáo chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xem xét ra quyết định;
d) Tổ chức thông tin liên lạc trong chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Tổ chức bảo đảm công tác hậu cần, y tế phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Giám sát và kiểm soát tình hình thực hiện nhiệm vụ, các điều kiện bảo đảm an toàn đối với lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, báo cáo chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do người chỉ huy giao.
...
Từ quy định trên thì ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cần thực hiện những nhiệm vụ theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
- Mùng 3 Tết Âm lịch năm Ất Tỵ là ngày gì? Mùng 3 Tết trúng thứ mấy ngày mấy dương? Mùng 3 Tết đi làm chưa?
- Mùng 5 Tết là ngày mấy dương lịch 2025? Mùng 5 tết 2025 là ngày mấy, thứ mấy? Mùng 5 Tết đã đi làm lại chưa?
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 được ký kết theo hình thức nào? Người lao động nào được ký hợp đồng 111?
- Đối tượng tinh giản biên chế không được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178 gồm những ai?