Việc sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được thực hiện ra sao? Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển thuộc loại giấy phép viễn thông nào?
Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển thuộc loại giấy phép viễn thông nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Viễn thông 2009 quy định về giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển như sau:
Giấy phép viễn thông
...
2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
...
Theo đó, giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển thuộc loại giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việc sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Để sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 38 Luật Viễn thông 2009 (sửa đổi bởi điểm d khoản 7 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) quy định về điều kiện để sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển như sau:
Điều kiện gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp mới giấy phép viễn thông
1. Giấy phép viễn thông được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông theo các quy định trong giấy phép viễn thông và quy định của Luật này;
b) Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép viễn thông không được vượt quá thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép đó; trường hợp giấy phép có thời hạn cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép đó thì khi giấy phép hết hạn sử dụng, chỉ được xem xét gia hạn không quá một năm.
2. Việc cấp mới giấy phép viễn thông cho tổ chức khi giấy phép đã cấp hết hạn được thực hiện theo quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này có xem xét việc thực hiện nội dung quy định trong giấy phép viễn thông đã cấp và quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
3. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép viễn thông trong thời gian giấy phép còn hiệu lực được thực hiện theo đề nghị của tổ chức được cấp giấy phép hoặc theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông phải phù hợp với các quy định về quản lý tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông.
Như vậy khi doanh nghiệp muốn sửa đổi nội dung trên giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển thì cần phải đảm bảo việc sửa đổi phù hợp với các quy định về quản lý tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông.
Việc sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển như sau:
(1) Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, tổ chức được cấp phép phải gửi 5 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi có thay đổi về tên tổ chức được cấp phép, thay đổi thông tin về tuyến cáp được lắp đặt.
Đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, tổ chức được cấp phép không phải làm thủ tục sửa đổi giấy phép viễn thông nhưng phải thông báo cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thay đổi.
(2) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; báo cáo mô tả chi tiết nội dung bổ sung, sửa đổi và các tài liệu có liên quan khác. Tổ chức nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
(3) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp cần lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp từ chối cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối và các yêu cầu cần triển khai cho tổ chức đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?