Việc sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi sẽ bị xử phạt thế nào?
- Ai có quyền xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi?
Việc sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự như sau:
Sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
1. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
c) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đã được cấp;
d) Phương án kỹ thuật, phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng, phương án kinh doanh đối với sản phẩm, dịch vụ bổ sung theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 32 của Luật này trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, ngành, nghề kinh doanh;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên, việc sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự (Hình từ Internet)
Việc không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo điểm c khoản 1, khoản 4 Điều 8 Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm các quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự như sau:
Xử lý vi phạm các quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
b) Tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự hoặc Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
c) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung khi thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
...
Theo quy định trên, việc không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Ai có quyền xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2016/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Chánh Thanh tra cơ yếu, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền mức tối đa không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền mức tối đa không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền mức tối đa không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
5. Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Khoản 4 Điều 45 của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự được quy định tại Nghị định này.
Như vậy, người có quyền xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi là Chánh Thanh tra cơ yếu, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lớp cảm tình Đảng là gì? Điều kiện để học lớp cảm tình Đảng? Những nội dung cần nắm khi học lớp cảm tình Đảng?
- Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân có quyền ký giấy chuyển viện hay không? Điều kiện được chuyển viện cho bệnh nhân là gì?
- Xử lý tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?