Việc sử dụng rô bốt cần đảm bảo những nguy hiểm và rủi ro có thể đánh giá nào? Hệ thống rô bốt công nghiệp là những loại rô bốt được thiết kế và tạo ra với chức năng gì?

Tôi thấy ngày nay trong ngành công nghiệp người ta sử dụng rô bốt khá nhiều. Vậy tác dụng của rô bốt này là gì? Việc sử dụng rô bốt cần đảm bảo những nguy hiểm và rủi ro có thể đánh giá nào? Hệ thống rô bốt công nghiệp là những loại rô bốt được thiết kế và tạo ra với chức năng gì?

Hệ thống rô bốt công nghiệp là những loại rô bốt được thiết kế và tạo ra với chức năng gì?

Tại tiểu mục 3.10 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13229-1:2020 (ISO 10218-1:2011) về Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Yêu cầu an toàn cho rô bốt công nghiệp - Phần 1: Rô bốt có quy định về rô bốt công nghiệp như sau:

"3.10
Rô bốt công nghiệp (Industrial robot)
Tay máy đa năng có thể lập trình lại được, có điều khiển tự động và có thể lập trình được cho ba hoặc nhiều trục, các trục này có thể cố định ở vị trí hoặc di động để sử dụng cho các ứng dụng tự động trong công nghiệp.
CHÚ THÍCH 1 Rô bốt công nghiệp bao gồm:
- Tay máy, bao gồm cả các cơ cấu khởi động.
- Bộ điều khiển, bao gồm cả giá treo dạy học và bất cứ giao diện giao tiếp nào (phần cứng và phần mềm).
CHÚ THÍCH 2 Rô bốt công nghiệp bao gồm bất cứ các trục bổ sung tích hợp nào.
CHÚ THÍCH 3 Các thiết bị sau được xem là rô bốt công nghiệp đối với tiêu chuẩn này
- Rô bốt được dẫn đường bằng tay;
- Rô bốt hợp tác.
CHÚ THÍCH 4 Định nghĩa đã được sửa cho thích hợp từ TCVN 13228 (ISO 8373), định nghĩa 2.6."

Rô bốt công nghiệp

Rô bốt công nghiệp (Hình từ Internet)

Việc sử dụng rô bốt cần đảm bảo những nguy hiểm và rủi ro có thể đánh giá nào?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13229-1:2020 (ISO 10218-1:2011) về Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Yêu cầu an toàn cho rô bốt công nghiệp - Phần 1: Rô bốt, việc nhận biết nguy hiểm và đánh giá rủi ro được quy định như sau:

"4 Nhận biết nguy hiểm và đánh giá rủi ro
Phụ lục A giới thiệu danh sách các nguy hiểm có thể hiện diện cùng với rô bốt. Phải thực hiện sự phân tích nguy hiểm để nhận biết bất cứ các nguy hiểm nào thêm nữa có thể xuất hiện.
Phải thực hiện đánh giá rủi ro trên các nguy hiểm được xác định trong nhận biết mỗi nguy hiểm. Việc đánh giá rủi ro này phải đưa ra sự xem xét riêng biệt cho:
a) Các hoạt động theo dự định của rô bốt, bao gồm dạy học, bảo dưỡng, chỉnh đặt và làm sạch;
b) Khởi động bất ngờ;
c) Sự tiếp nhận của các nhân viên từ mọi hướng;
d) Sử dụng sai hợp lý thấy trước được của rô bốt;
e) Ảnh hưởng của hư hỏng trong hệ thống điều khiển;
f) Khi cần thiết, các nguy hiểm gắn liền với ứng dụng riêng của rô bốt.
Các rủi ro phải được loại bỏ hoặc giảm đi trước tiên là bằng thiết kế hoặc bằng thay thế, sau đó là bằng bảo vệ và các biện pháp bổ sung khác. Bất cứ các rủi ro còn lại nào cũng phải được giảm đi ngay sau đó bằng các biện pháp khác (ví dụ, cảnh báo, các dấu hiệu, đào tạo).
Các yêu cầu trong điều 5 được rút ra từ quá trình lặp gồm có áp dụng các biện pháp bảo vệ được mô tả trong TCVN 7383 (ISO 12100) cho các nguy hiểm được xác định trong Phụ lục A.
CHÚ THÍCH 1 TCVN 7383 (ISO 12100) cung cấp các yêu cầu và hướng dẫn về nhận biết nguy hiểm và giảm rủi ro.
CHÚ THÍCH 2 TCVN 13229 (ISO 10218-2) cung cấp các yêu cầu về nhận biết nguy hiểm và đánh giá rủi ro cho các hệ thống rô bốt, sự tích hợp và lắp đặt."

Các yêu cầu chung cần tuân thủ trong quá trình thiết kế và các biện pháp bảo vệ khi sử dụng rô bốt là gì?

Căn cứ tiểu mục 5.1 và tiểu mục 5.2 Mục Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13229-1:2020 (ISO 10218-1:2011) về Rô bốt và các bộ phận cấu thành rô bốt - Yêu cầu an toàn cho rô bốt công nghiệp - Phần 1:

"5 Yêu cầu về thiết kế và các biện pháp bảo vệ
5.1 Quy định chung
Rô bốt phải được thiết kế phù hợp với các nguyên tắc của TCVN 7383 (ISO 12100) cho các nguy hiểm có liên quan. Các nguy hiểm quan trọng như các cạnh sắc không được giải quyết bởi tiêu chuẩn này.
Các rô bốt phải được thiết kế và cấu tạo để tuân theo các yêu cầu trong 5.2 đến 5.15.
5.2 Yêu cầu chung
5.2.1 Các chi tiết truyền lực
Sự phơi nhiễm trước các nguy hiểm do các chi tiết gây ra như các trục động cơ, bánh răng, đai truyền hoặc các cơ cấu đòn bẩy không được bảo vệ bằng các vỏ bảo vệ liền khối (ví dụ panen trên một số hộp số) phải được ngăn cản bằng các rào chắn cố định hoặc rào chắn di động. Các hệ thống kẹp chặt cố định của các rào chắn cố định hoặc rào chắn di động. Các hệ thống kẹp chặt cố định của các rào chắn cố định được dự định tháo ra để có thể bảo dưỡng hàng ngày phải được gắn vào máy hoặc rào chắn. Các rào chắn di động phải được khóa liên động đối với các chuyển động nguy hiểm sao cho các chức năng nguy hiểm của máy dừng lại trước khi có thể với tới các nguy hiểm này. Đặc tính của hệ thống điều khiển liên quan đến an toàn của một hệ thống khóa liên động phải tuân theo các yêu cầu của 5.4
5.2.2 Mất hoặc thay đổi năng lượng
Mất hoặc biến đổi về năng lượng không được dẫn đến nguy hiểm.
Sự khởi tạo lại năng lượng không được dẫn tới bất cứ chuyển động nào.
Các rô bốt phải được thiết kế và cấu tạo sao cho mất hoặc thay đổi năng lượng điện, thủy lực, khí nén hoặc chân không không được dẫn tới nguy hiểm. Nếu các nguy hiểm tồn tại không được bảo vệ bằng thiết kế thì phải có các biện pháp bảo vệ khác để bảo vệ chống lại các nguy hiểm này. Các nguy hiểm không được bảo vệ của sử dụng mong đợi phải được xác định trong thông tin sử dụng.
CHÚ THÍCH Về các yêu cầu của nguồn cung cấp điện, xem TCVN 12669-1 (IEC 60204-1).
5.2.3 Sự cố trục trặc của chi tiết, bộ phận
Các chi tiết hoặc bộ phận cấu thành của rô bốt phải được thiết kế, cấu tạo, kẹp chặt hoặc dùng để chứa đựng các chất sao cho giảm tới mức tối thiểu các nguy hiểm gây ra do đứt, gãy, lòng ra hoặc giải phóng năng lượng tích trữ.
5.2.4 Nguồn năng lượng
Phải cung cấp các phương tiện để cách ly bất cứ nguồn năng lượng nguy hiểm nào khỏi rô bốt. Các phương tiện này phải có khả năng khóa hoặc theo cách khác là giữ các nguồn năng lượng này ở vị trí không bị kích hoạt.
5.2.5 Năng lượng tích trữ
Phải cung cấp các phương tiện để kiểm soát sự giải phóng năng lượng nguy hiểm được tích trữ. Phải gắn nhãn để nhận biết nguy hiểm của năng lượng tích trữ.
CHÚ THÍCH Năng lượng tích trữ có thể có trong các bình tích không khí và thủy lực có áp, các tụ điện, bộ ắc quy, lò xo, đối trọng cân bằng, bánh đà...
5.2.6 Tính tương thích điện từ (EMC)
Việc thiết kế và cấu tạo rô bốt phải ngăn ngừa chuyển động hoặc tình huống nguy hiểm do các tác động yêu cầu của nhiều điện từ (EMI), nhiều tần số vô tuyến (RFI) và phóng tĩnh điện (ESD).
CHÚ THÍCH Về thông tin thiết kế, xem IEC 61000,
5.2.7 Thiết bị điện
Thiết bị điện của rô bốt phải được thiết kế và cấu tạo phù hợp với các yêu cầu có liên quan của TCVN 12669-1 (IEC 60204-1)."

Như vậy, đối với rô bốt nói chung và rô bốt công nghiệp nói riêng, pháp luật quy định cụ thể các quy trình làm việc và các yêu cầu tối thiểu cần đáp ứng cụ thể như trên.

Rô bốt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc sử dụng rô bốt cần đảm bảo những nguy hiểm và rủi ro có thể đánh giá nào? Hệ thống rô bốt công nghiệp là những loại rô bốt được thiết kế và tạo ra với chức năng gì?
Pháp luật
Các yêu cầu về phần cơ cấu khởi động của rô bốt được quy định như thế nào? Hệ thống điều khiển liên quan đến an toàn của rô bốt có những đặc tính gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rô bốt
2,024 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rô bốt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào