Việc sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định?
- Việc sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định?
- Quỹ tín dụng nhân dân có phải trích lợi nhuận sau thuế để duy trì quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không?
- Quỹ tín dụng nhân dân đầu tư tài sản cố định phải bảo đảm tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản đó không vượt quá bao nhiêu phần trăm quỹ dự trữ bổ sung?
Việc sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-NHNN về việc thay đổi mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Thay đổi mức vốn điều lệ
1. Hội đồng quản trị quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:
a) Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn bổ sung;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii) và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
2. Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:
a) Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ;
b) Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
3. Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về số thành viên được kết nạp mới, số thành viên cho ra khỏi thành viên, tổng số vốn góp đã góp của thành viên, tổng số vốn góp đã hoàn trả trong tháng để thực hiện công tác quản lý, giám sát.
4. Trình tự, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân đối với mức vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên quyết định.
Việc sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân có phải trích lợi nhuận sau thuế để duy trì quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về phân phối lợi nhuận và các quỹ như sau:
Phân phối lợi nhuận và các quỹ
1. Phần lợi nhuận còn lại của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì được phân phối theo quy định của Chính phủ.
2. Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ sau đây:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ hoặc quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp phải trích lập hằng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không được vượt quá mức vốn điều lệ hoặc vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Quỹ dự phòng tài chính;
c) Quỹ đầu tư phát triển đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
d) Quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng thương mại là công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quỹ tín dụng nhân dân phải trích 10% lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Mức tối đa của quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không được vượt quá mức vốn điều lệ hoặc vốn được cấp của quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng nhân dân đầu tư tài sản cố định phải bảo đảm tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản đó không vượt quá bao nhiêu phần trăm quỹ dự trữ bổ sung?
Căn cứ theo Điều 144 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn để kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của mình, bảo đảm tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản cố định như sau:
a) Không được vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô;
b) Không được vượt quá 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với quỹ tín dụng nhân dân;
c) Không được vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, quỹ tín dụng nhân dân đầu tư tài sản cố định phải bảo đảm tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản đó không được vượt quá 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.