Việc quyết định về chủ trương bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT thực hiện như thế nào?
- Xin chủ trương bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT trên cơ sở nào?
- Việc quyết định về chủ trương bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT thực hiện như thế nào?
- Quy trình bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT đối với nguồn nhân sự từ nơi khác như thế nào?
Xin chủ trương bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT trên cơ sở nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 4378/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định quy trình bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám đốc, Phó Giám đốc (sau đây gọi chung là phòng) của các đơn vị thuộc Bộ như sau:
Quy trình bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám đốc, Phó Giám đốc (sau đây gọi chung là phòng) của các đơn vị thuộc Bộ.
1. Chủ trương bổ nhiệm
a) Xin chủ trương bổ nhiệm:
- Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, tập thể lãnh đạo phòng (gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của phòng thuộc đơn vị và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức đối với đơn vị sự nghiệp (nếu có)) và cấp ủy cùng cấp (nếu có), họp thảo luận và thống nhất, xác định nhu cầu, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm.
- Hồ sơ xin chủ trương bổ nhiệm gửi người đứng đầu đơn vị, gồm có: Tờ trình xin chủ trương bổ nhiệm; biên bản cuộc họp.
...
Theo đó, trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, tập thể lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT (gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của phòng thuộc đơn vị và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức đối với đơn vị sự nghiệp (nếu có)) và cấp ủy cùng cấp (nếu có), họp thảo luận và thống nhất, xác định nhu cầu, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm.
- Hồ sơ xin chủ trương bổ nhiệm gửi người đứng đầu Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT, gồm có: Tờ trình xin chủ trương bổ nhiệm; biên bản cuộc họp.
Bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT (Hình từ Internet)
Việc quyết định về chủ trương bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 4378/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám đốc, Phó Giám đốc (sau đây gọi chung là phòng) của các đơn vị thuộc Bộ.
1. Chủ trương bổ nhiệm
...
b) Cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm.
Trên cơ sở đề xuất của tập thể lãnh đạo phòng hoặc nhu cầu công tác, cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị họp, thảo luận, thống nhất về dự kiến chủ trương và báo cáo Bộ trưởng cho ý kiến trước khi quyết định chủ trương.
- Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có Ban thường vụ Đảng ủy), hoặc Bí thư, Phó bí thư (nơi không có cấp ủy); người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị và người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị (nếu có).
- Hồ sơ, nội dung báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) bao gồm: Tờ trình của đơn vị báo cáo, xin ý kiến của Thứ trưởng phụ trách đơn vị, Bộ trưởng; Biên bản họp cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị và các tài liệu liên quan đến chủ trương bổ nhiệm. Nội dung Tờ trình phải bảo đảm đầy đủ, chi tiết gồm: Tình hình cơ cấu tổ chức, nhân sự của phòng; số lượng, nguồn nhân sự; dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm; phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của các nhân sự trong quy hoạch hoặc nhân sự từ nơi khác.
Theo đó, cấp ủy, tập thể lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm.
Trên cơ sở đề xuất của tập thể lãnh đạo phòng hoặc nhu cầu công tác, cấp ủy, tập thể lãnh đạo đơn vị họp, thảo luận, thống nhất về dự kiến chủ trương và báo cáo Bộ trưởng cho ý kiến trước khi quyết định chủ trương.
Quy trình bổ nhiệm Giám đốc Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT đối với nguồn nhân sự từ nơi khác như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 4378/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Quy trình bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám đốc, Phó Giám đốc (sau đây gọi chung là phòng) của các đơn vị thuộc Bộ.
...
3. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau:
a) Bước 1: Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
b) Bước 2: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch và thực hiện việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP .
Thành phần:
- Đối với đơn vị đề xuất bổ nhiệm: thống nhất chỉ đạo thành phần làm việc.
- Đối với đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác: cấp ủy; tập thể lãnh đạo (như ở điểm a khoản 2 Điều này).
c) Bước 3: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo phòng và cấp ủy cùng cấp (nếu có) về nhân sự được giới thiệu (trường hợp nhân sự không do phòng giới thiệu).
d) Bước 4: Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc cấp ủy đơn vị (nơi không có ban thường vụ) hoặc toàn thể chi bộ (nơi không có cấp ủy) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
đ) Bước 5: Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu đơn vị quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
e) Ra quyết định bổ nhiệm
Đơn vị có văn bản gửi cấp ủy có thẩm quyền đề nghị kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
Căn cứ kết quả thực hiện quy trình nhân sự, kết luận tiêu chuẩn chính trị, đơn vị hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này, người đứng đầu đơn vị ký quyết định bổ nhiệm. Trường hợp có vấn đề phát sinh, phức tạp, đơn vị báo cáo Bộ trưởng xem xét, trước khi quyết định.
Trường hợp nhân sự dự kiến bổ nhiệm từ bên ngoài đơn vị, đơn vị báo cáo Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét đồng ý việc tiếp nhận, điều động trước khi người đứng đầu đơn vị ký quyết định bổ nhiệm”.
Như vậy, tập thể lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ GDĐT thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?