Việc quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thực hiện theo các nội dung gì?
Việc quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thực hiện theo các nội dung gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công (Hình từ Internet)
Tại Điều 113 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
1. Cơ quan được giao quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có trách nhiệm quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
2. Nội dung quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công:
a) Cấp, thu hồi tài khoản và phân quyền quản trị Cơ sở dữ liệu;
b) Giới hạn, rà soát, kiểm tra quyền quản trị Cơ sở dữ liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp tài khoản quản trị.
3. Cơ quan, người được cấp tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có trách nhiệm:
a) Tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật thông tin theo quy định;
b) Không được cố ý truy cập trái phép, làm sai lệch thông tin, dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
c) Trường hợp có sự thay đổi cán bộ quản trị, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ quản trị phải thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo đó nội dung quản lý tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là:
- Cấp, thu hồi tài khoản và phân quyền quản trị Cơ sở dữ liệu;
- Giới hạn, rà soát, kiểm tra quyền quản trị Cơ sở dữ liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp tài khoản quản trị.
Cán bộ quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có được cấp chứng thư số không?
Tại Điều 7 Thông tư 67/2018/TT-BTC quy định về quản lý chứng thư số trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công như sau:
Quản lý chứng thư số
1. Chứng thư số được cấp cho các cán bộ quản trị thuộc Bộ Tài chính, cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mỗi cán bộ quản trị được cấp một chứng thư số.
2. Cán bộ quản trị phải kê khai thông tin đăng ký cấp chứng thư số theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư này (nếu có), gửi Bộ Tài chính tổng hợp, phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ để làm thủ tục cấp chứng thư số. Thời hạn cán bộ quản trị nhận chứng thư số tối đa không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày Ban cơ yếu Chính phủ cấp chứng thư số.
Trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị mất, hỏng, không sử dụng hoặc có sự thay đổi cán bộ quản trị, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ quản trị phải thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện bị mất, hỏng, không sử dụng hoặc có sự thay đổi cán bộ quản trị để có biện pháp xử lý phù hợp. Trường hợp phải cấp lại chứng thư số thì thủ tục cấp lại được thực hiện như thủ tục cấp lần đầu.
3. Việc quản lý chứng thư số thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư này (nếu có).
Theo đó chứng thư số sẽ được cấp cho các cán bộ quản trị thuộc Bộ Tài chính, cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mỗi cán bộ quản trị được cấp một chứng thư số.
Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc quản lý nghiệp vụ của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công?
Tại Điều 6 Thông tư 67/2018/TT-BTC quy định cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lý nghiệp vụ của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là Bộ Tài chính, Cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể như sau:
Quản lý về nghiệp vụ
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Xây dựng yêu cầu về nghiệp vụ báo cáo kê khai tài sản công phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong từng thời kỳ làm cơ sở để xây dựng, nâng cấp hệ thống;
b) Tổ chức tập huấn và hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình sử dụng, khai thác và trao đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia và các nghiệp vụ liên quan khác khi có nhu cầu;
c) Khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ công tác lập kế hoạch (ngắn hạn, dài hạn), công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo, phân tích dự báo của Chính phủ, của Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có liên quan.
2. Cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đảm bảo việc nhập, duyệt, chuẩn hoá dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và hướng dẫn của Bộ Tài chính, đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời?
- Thông tư 29/2024 về định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa từ 1/4/2025 ra sao?
- Chính thức từ 01/7/2025 số định danh cá nhân thay thế mã số thuế cá nhân? Số định danh cá nhân là gì?
- Nêu ý kiến về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh? Xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 như thế nào?