Việc quản lý khuôn sản xuất vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
- Việc quản lý khuôn sản xuất vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giám sát gia công sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC được quy định tại Điều 6 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 như sau:
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) cho phép chuyển đổi vàng miếng khác có nguồn gốc hợp pháp, hợp lệ thành vàng miếng SJC.
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc cho phép chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC.
+ Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC.
+ Trường hợp chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản chấp thuận cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng đề nghị chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, đồng thời gửi Công ty SJC để thực hiện gia công.
- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công vàng miếng SJC.
- Căn cứ vào văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng ký kết Hợp đồng gia công vàng miếng SJC với Công ty SJC.
- Công ty SJC tiến hành gia công vàng miếng SJC.
- Công ty SJC giao sản phẩm vàng miếng SJC cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng theo Hợp đồng gia công vàng miếng SJC đã ký.
- Việc giao nhận, kiểm định vàng nguyên liệu, gia công vàng miếng SJC và bàn giao sản phẩm vàng miếng SJC thực hiện dưới sự giám sát của Tổ giám sát gia công vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh).
- Việc Công ty SJC chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 7 Điều 6 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012.
Lưu ý:
Nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC được quy định tại Điều 3 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 như sau:
- Vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước.
- Vàng miếng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất trong từng thời kỳ, trừ vàng miếng SJC (sau đây gọi là vàng miếng khác).
- Vàng miếng SJC do Công ty SJC đã sản xuất, gia công, có ít nhất một trong các đặc điểm sau:
+ Không đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mòn;
+ Bị trầy xước;
+ Bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của Công ty SJC;
+ Bị biến dạng.
- Các loại vàng khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Việc quản lý khuôn sản xuất vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý khuôn sản xuất vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Viêc quản lý khuôn sản xuất vàng miếng SJC được quy định tại Điều 9 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 như sau:
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện kiểm kê, nhận bàn giao, niêm phong và bảo quản khuôn sản xuất vàng miếng SJC ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mở niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng SJC và bàn giao cho Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước hoặc Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh khi có văn bản yêu cầu hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc gia công vàng miếng SJC.
- Khi kết thúc mỗi đợt gia công vàng miếng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng.
- Việc kiểm kê, nhận bàn giao, niêm phong và mở niêm phong khuôn sản xuất vàng miếng thực hiện:
+ Tuân theo quy định tại Quy chế quản lý khuôn sản xuất vàng miếng, máy dập vàng miếng và giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu không phải của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Tuân theo quy định tại Quy chế giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giám sát gia công sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giám sát gia công vàng miếng được quy định tại Điều 10 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 như sau:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước để giám sát việc gia công vàng miếng từ vàng nguyên liệu quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012.
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để giám sát việc gia công vàng miếng từ nguồn vàng nguyên liệu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012.
- Tổ giám sát quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 có trách nhiệm:
+ Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quy chế giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quy chế giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu tại Quy chế quản lý khuôn sản xuất vàng miếng, máy dập vàng miếng và giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu không phải của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?