Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
- Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê gồm những hoạt động nào?
- Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
- Cơ quan Thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin gì cho cơ quan Thống kê?
Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê gồm những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 1 Quy chế 2176A/QCPH-TCT-TCTK năm 2015 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê, (gọi chung là hai cơ quan), bao gồm:
1. Trao đổi dữ liệu quản lý thuế và dữ liệu thống kê của người nộp thuế và cơ sở kinh doanh liên quan đến yêu cầu quản lý Nhà nước của mỗi bên.
2. Công tác phối hợp rà soát hiện trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh trên thực địa.
Như vậy, việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê bao gồm:
(1) Trao đổi dữ liệu quản lý thuế và dữ liệu thống kê của người nộp thuế và cơ sở kinh doanh liên quan đến yêu cầu quản lý Nhà nước của mỗi bên.
(2) Công tác phối hợp rà soát hiện trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh trên thực địa.
Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế 2176A/QCPH-TCT-TCTK năm 2015 quy định về nguyên tắc phối hợp công tác và trao đổi thông tin như sau:
Nguyên tắc phối hợp công tác và trao đổi thông tin
1. Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa hai cơ quan phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý của Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nội dung thông tin trao đổi phải rõ ràng, cụ thể và thuộc phạm vi quản lý của hai cơ quan. Việc trao đổi thông tin phải bảo đảm kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu đã được thống nhất. Việc sử dụng thông tin trao đổi phải đúng theo quy định tại Quy chế này.
3. Dữ liệu được cung cấp chỉ được sử dụng làm nguồn dữ liệu đầu vào cho hệ thống xử lý thông tin của mỗi cơ quan.
4. Bảo đảm thông tin được bảo mật theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
5. Các hoạt động phối hợp phải được hai cơ quan Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa hai cơ quan phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý của Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định của pháp luật.
(2) Nội dung thông tin trao đổi phải rõ ràng, cụ thể và thuộc phạm vi quản lý của hai cơ quan.
Việc trao đổi thông tin phải bảo đảm kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu đã được thống nhất.
Việc sử dụng thông tin trao đổi phải đúng theo quy định tại Quy chế 2176A/QCPH-TCT-TCTK năm 2015.
(3) Dữ liệu được cung cấp chỉ được sử dụng làm nguồn dữ liệu đầu vào cho hệ thống xử lý thông tin của mỗi cơ quan.
(4) Bảo đảm thông tin được bảo mật theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
(5) Các hoạt động phối hợp phải được hai cơ quan Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin gì cho cơ quan Thống kê?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế 2176A/QCPH-TCT-TCTK năm 2015 quy định về nội dung và tần suất trao đổi thông tin giữa hai cơ quan như sau:
Nội dung và tần suất trao đổi thông tin giữa hai cơ quan
1. Thông tin do cơ quan Thuế cung cấp bao gồm:
a) Thông tin định danh của toàn bộ người nộp thuế cơ quan Thuế quản lý.
b) Thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế thông qua các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế Giá trị gia tăng.
c) Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế thông qua các chỉ tiêu Tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp và Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
2. Thông tin do cơ quan Thống kê cung cấp bao gồm:
a) Các báo cáo kết quả các cuộc điều tra thống kê liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
b) Các báo cáo phân tích chuyên đề liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
c) Các Danh mục chuẩn cấp quốc gia (như Danh mục hành chính, Danh mục ngành kinh tế quốc dân, Danh mục sản phẩm, Danh mục nghề nghiệp,....).
d) Các thông tin thống kê kinh tế vĩ mô; thông tin thống kê khác liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ quan Thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin bao gồm:
(1) Thông tin định danh của toàn bộ người nộp thuế cơ quan Thuế quản lý.
(2) Thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế thông qua các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế Giá trị gia tăng.
(3) Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế thông qua các chỉ tiêu Tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp và Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?