Việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Kế hoạch bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội gồm những nội dung gì?
- Kế hoạch bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự có cần gửi cho cơ quan thi hành án cấp quân khu trước khi tiến hành cưỡng chế hay không?
Việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị đã được pháp luật quy định; không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của mỗi cơ quan, đơn vị.
3. Bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của nhân dân, của cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người tham gia cưỡng chế; bảo đảm chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội nơi tiến hành cưỡng chế.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật.
(2) Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị đã được pháp luật quy định;
Không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của mỗi cơ quan, đơn vị.
(3) Bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của nhân dân, của cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người tham gia cưỡng chế;
Bảo đảm chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội nơi tiến hành cưỡng chế.
Việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA quy định về phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế như sau:
Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ cưỡng chế và trao đổi thống nhất với cơ quan thi hành án cấp quân khu.
2. Nội dung kế hoạch bảo vệ cưỡng chế bao gồm:
a) Mục đích, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ cưỡng chế, công tác bảo đảm an toàn cho việc cưỡng chế;
b) Tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ cưỡng chế;
c) Nhiệm vụ cụ thể của người chỉ huy chung, người chỉ huy từng lực lượng; nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo vệ cưỡng chế;
d) Trách nhiệm của từng đơn vị trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị nghiệp vụ khác;
đ) Lực lượng, phương tiện dự phòng khi có tình huống phát sinh đối với những vụ việc cưỡng chế lớn được đánh giá có khả năng xảy ra nhiều diễn biến phức tạp.
3. Nội dung phương án bảo vệ cưỡng chế bao gồm:
a) Khái quát nhiệm vụ và đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác bảo vệ cưỡng chế;
...
Như vậy, theo quy định thì nội dung kế hoạch bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự bao gồm:
(1) Mục đích, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ cưỡng chế, công tác bảo đảm an toàn cho việc cưỡng chế;
(2) Tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ cưỡng chế;
(3) Nhiệm vụ cụ thể của người chỉ huy chung, người chỉ huy từng lực lượng; nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo vệ cưỡng chế;
(4) Trách nhiệm của từng đơn vị trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị nghiệp vụ khác;
(5) Lực lượng, phương tiện dự phòng khi có tình huống phát sinh đối với những vụ việc cưỡng chế lớn được đánh giá có khả năng xảy ra nhiều diễn biến phức tạp.
Kế hoạch bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự có cần gửi cho cơ quan thi hành án cấp quân khu trước khi tiến hành cưỡng chế hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA quy định về phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế như sau:
Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế
...
3. Nội dung phương án bảo vệ cưỡng chế bao gồm:
a) Khái quát nhiệm vụ và đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác bảo vệ cưỡng chế;
b) Dự kiến tình huống có thể xảy ra, đặc biệt lưu ý các tình huống chống đối, gây hậu quả cháy, nổ, thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, tổ chức, lực lượng tham gia cưỡng chế, cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo vệ cưỡng chế và phương án xử lý các tình huống đó (nêu rõ trách nhiệm của người chỉ huy, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong từng tình huống cụ thể);
c) Nhiệm vụ của người chỉ huy, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cưỡng chế;
d) Lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị khác phục vụ cho bảo vệ cưỡng chế; lực lượng, phương tiện dự phòng;
đ) Quy ước phối hợp và quy ước thông tin liên lạc.
Phương án bảo vệ cưỡng chế được thể hiện bằng văn bản, có sơ đồ kèm theo.
4. Kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế được gửi cho cơ quan thi hành án cấp quân khu trước khi tiến hành cưỡng chế 05 ngày làm việc.
Như vậy, theo quy định thì kế hoạch bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự phải được gửi cho cơ quan thi hành án cấp quân khu trước khi tiến hành cưỡng chế 05 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?