Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có phải bảo đảm tính đồng bộ của dự toán mua sắm không?
Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có phải bảo đảm tính đồng bộ của dự toán mua sắm không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
4. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Như vậy, việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm tính đồng bộ của dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có phải bảo đảm tính đồng bộ của dự toán mua sắm không? (Hình từ Internet)
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:
a) Quyết định phê duyệt dự án và tài liệu có liên quan, trừ trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có);
c) Dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
d) Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
đ) Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, trừ trường hợp đấu thầu trước quy định tại Điều 42 của Luật này;
e) Văn bản pháp lý có liên quan.
2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm:
a) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có);
b) Dự toán mua sắm;
c) Văn bản pháp lý có liên quan.
Theo đó, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm có nội dung như sau:
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có);
- Dự toán mua sắm;
- Văn bản pháp lý có liên quan.
Tên gói thầu thể hiện nội dung gì trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
2. Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
b) Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;
c) Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều này, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
...
Theo đó, tên gói thầu sẽ thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng đúng không?
- Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam có được đem đi biếu tặng không?
- Nhà máy điện BOT là gì? Thời điểm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT?
- Miễn thuế là gì? Hồ sơ miễn thuế gồm những gì? Người nộp thuế nộp hồ sơ miễn thuế qua hình thức online hay trực tiếp?
- Theo chính sách của Nhà nước về an ninh mạng, không gian mạng được xây dựng thế nào theo quy định?