Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống có thể thực hiện bằng những loại bẫy nào?
Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống bằng bẫy phải bảo đảm nguyên tắc được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:
Các loài động vật nhỏ và côn trùng được phát hiện bằng bẫy cơ học, hoặc dẫn dụ bằng thức ăn hoặc chất dẫn dụ khác hoặc cả hai biện pháp. Bẫy cơ học giữ lại tất cả hoặc phần lớn côn trùng đi vào trong bẫy, do bẫy được thiết kế để hạn chế sự thoát ra.
Thức ăn hoặc chất dẫn dụ khác có thể cũng được dùng trong dụng cụ thu hút động vật không xương sống nhưng chúng không ngăn cản được côn trùng thoát ra. Hiệu quả của chúng phụ thuộc vào tính hấp dẫn của mồi nhử, thu hút một phần lớn quần thể động vật không xương sống lưu lại trong bẫy.
Do việc đánh bẫy phụ thuộc vào hoạt động của các loài động vật nhỏ và côn trùng, nên các kết quả bẫy ở các điều kiện lạnh hoặc rất nóng có thể sẽ khác nhau rõ rệt so với các kết quả thu được ở khoảng nhiệt độ "thông thường" từ 15 oC đến 40 oC
Ngũ cốc và đậu đỗ (Hình từ Internet)
Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống có thể thực hiện bằng những loại bẫy nào?
Việc phát hiện ngũ cốc và đậu đỗ nhiễm động vật không xương sống có thể thực hiện bằng những loại bẫy được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:
Có nhiều loại bẫy khác nhau. Các bẫy nêu trong Phụ lục B và C là các loại bẫy tiêu biểu ở nhiều nước, có kèm theo hướng dẫn về thiết kế và cấu trúc của bẫy. Việc sử dụng các loại bẫy khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau khi đánh giá quần thể dịch hại nhiễm trong cùng một kho. Bẫy sản xuất tại chỗ, theo các nguyên tắc đưa ra trong tiêu chuẩn này sẽ cung cấp thông tin có ích về sự nhiễm dịch hại, nhưng có thể không biết được mức độ hiệu quả của chúng và các kết quả này sẽ không so sánh trực tiếp được với các loại bẫy khác.
Phụ lục B đưa ra các ví dụ về các loại bẫy, cùng với các minh họa trong Phụ lục C nhằm hỗ trợ việc lựa chọn các phương pháp bẫy thích hợp trong bảo quản các loại lương thực khác nhau.
Dẫn chiếu đến Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:
Điều | Tình trạng bảo quản | Loại bẫy |
6.1.1 | Khối hạt rời: Động vật nhỏ và côn trùng bò | Bẫy xiên Bẫy dạng hộp Bẫy kết hợp xiên và dạng hộp Túi lưới chứa mồi |
6.1.2 | Khối hạt rời: Côn trùng biết bay | Bẫy dạng thùng hoặc phễu Bẫy dạng lều bằng chất dẻo gấp nếp hoặc bằng cactông Bẫy dạng dải dính hở Bẫy dạng hộp nông mở-đóng/cạnh |
6.2.2 | Bảo quản trong bao: Côn trùng bò | Hộp cactông có tấm đáy dính Khay chất dẻo có nắp và có tấm đáy dính Bẫy dạng hộp đáy phẳng có nắp đậy dạng vòm đục lỗ Bẫy dạng hộp bằng chất dẻo gấp lại có nắp đậy gấp hoặc phẳng Túi lưới chứa mồi |
6.2.3 | Bảo quản trong bao: Côn trùng biết bay | Bẫy dạng thùng hoặc phễu Bẫy dạng lều bằng chất dẻo gấp nếp hoặc bằng cactông Bẫy dạng dải dính hở Bẫy dạng hộp nông mở-đóng/cạnh |
6.2.4 | Bảo quản trong bao: Động vật nhỏ | Bẫy mồi ẩn Túi lưới chứa mồi |
Bẫy động vật không xương sống trong ngũ cốc và đậu đỗ phải đảm bảo những yêu cầu chung gì?
Bẫy động vật không xương sống trong ngũ cốc và đậu đỗ phải đảm bảo những yêu cầu chung được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9708:2013 (ISO 16002:2004) như sau:
(1) Sự có mặt của động vật nhỏ và côn trùng trong khối hạt bảo quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tiêu chuẩn vệ sinh, phương thức quản lý dịch hại đang áp dụng (ví dụ: các phương pháp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, gõ đập) và cách thức bảo quản hạt đều có tác động đến hiệu quả phát hiện động vật nhỏ và côn trùng bằng bẫy. Xem TCVN 7857-2 (ISO 6322-2).
(2) Hiệu quả của bẫy cơ học phụ thuộc vào sự di chuyển tự nhiên của côn trùng, lối côn trùng đi vào bẫy mà từ đó chúng không thể thoát ra hoặc không chọn được lối thoát.
(3) Dụng cụ dùng mồi nhử dựa trên nguyên tắc côn trùng bị dẫn dụ bằng thức ăn hoặc chất dẫn dụ khác và khi được đặt trong bẫy nhử thì côn trùng sẽ ở lại đó.
(4) Bẫy các loài côn trùng bay dựa vào nguyên tắc là côn trùng trưởng thành sẽ bay hướng đến bẫy có chất dẫn dụ và sau đó bị giữ lấy trong bẫy.
(5) Chất dẫn dụ được sử dụng trong một số loại bẫy là pheromen tổng hợp, chất này chỉ có hiệu quả cao đối với chi động vật và thông thường chỉ đối với một giới của loài, thường là giống đực. Các chất dẫn dụ là thức ăn thường dẫn dụ nhiều loài.
(6) Các hệ thống bẫy không dùng mồi nhử phụ thuộc hoàn toàn vào việc động vật không xương sống đi vào bẫy do ngẫu nhiên và sau đó bị giữ lại trong bẫy. Kiểu bẫy này đôi khi được gọi là "bẫy ngẫu nhiên".
(7) Động vật nhỏ và côn trùng gây hại trong kho bảo quản lương thực gồm:
a) bọ cánh cứng và mọt có giai đoạn trường thành không biết bay;
b) bọ cánh cứng và mọt có giai đoạn trưởng thành biết bay;
c) các loài ngài có giai đoạn trưởng thành biết bay;
d) các động vật nhỏ không biết bay và các động vật nhỏ chỉ có thể quan sát bằng mắt thường.
Việc lựa chọn loại bẫy tốt nhất phụ thuộc vào nhóm dịch hại và các điều kiện vật lý (khí hậu và vị trí kho) nơi đặt bẫy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?