Việc phân phối chứng quyền có bảo đảm chỉ được thực hiện khi nào? Chứng quyền có bảo đảm phải được niêm yết và giao dịch tại đâu?
Tên của chứng quyền có bảo đảm phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định như sau:
Quy định chung
1. Tên của chứng quyền không được trùng lặp hoặc gây hiểu nhầm với các loại chứng khoán khác đã phát hành, được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và kí hiệu, phát âm được và có ít nhất bốn thành tố sau đây:
a) Cụm từ “chứng quyền” kèm theo tên viết tắt của chứng khoán cơ sở và tên viết tắt của tổ chức phát hành;
b) Tên viết tắt của chứng quyền mua hoặc chứng quyền bán;
c) Tên viết tắt của thực hiện quyền kiểu châu Âu hoặc thực hiện quyền kiểu Mỹ;
d) Tên viết tắt của phương thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao chứng khoán cơ sở.
2. Tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền dựa trên chứng khoán cơ sở là chứng khoán trong danh sách chứng khoán đáp ứng điều kiện chào bán chứng quyền. Chứng khoán cơ sở của chứng quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đáp ứng tiêu chí về mức vốn hóa thị trường, mức độ thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam; chỉ số chứng khoán do Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam xây dựng hoặc phối hợp xây dựng và quản lý cùng tổ chức quốc tế sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
...
Như vậy, theo quy định, tên của chứng quyền có bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Không được trùng lặp hoặc gây hiểu nhầm với các loại chứng khoán khác đã phát hành,
(2) Được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và kí hiệu, phát âm được và có ít nhất bốn thành tố sau đây:
- Cụm từ “chứng quyền” kèm theo tên viết tắt của chứng khoán cơ sở và tên viết tắt của tổ chức phát hành;
- Tên viết tắt của chứng quyền mua hoặc chứng quyền bán;
- Tên viết tắt của thực hiện quyền kiểu châu Âu hoặc thực hiện quyền kiểu Mỹ;
- Tên viết tắt của phương thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao chứng khoán cơ sở.
Tên của chứng quyền có bảo đảm phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Chứng quyền có bảo đảm có buộc phải được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán không?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định như sau:
Quy định chung
...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm giám sát việc công bố danh sách chứng khoán đáp ứng điều kiện làm chứng khoán cơ sở chào bán chứng quyền của Sở Giao dịch chứng khoán và có quyền yêu cầu loại bỏ chứng khoán ra khỏi danh sách trên trong trường hợp xét thấy chứng khoán không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Tổ chức phát hành phải ký quỹ bảo đảm thanh toán hoặc có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký theo quy định tại Điều 5 Thông tư này trước khi chào bán và thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
7. Chứng quyền phải được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.
8. Tổ chức phát hành phải thực hiện nghĩa vụ đối với người sở hữu chứng quyền theo các điều khoản trên Bản cáo bạch.
9. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định loại hình chứng quyền cụ thể, bao gồm chứng khoán cơ sở của chứng quyền, kiểu thực hiện và phương thức thực hiện chứng quyền, quy định loại tài khoản giao dịch cho mục đích phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành.
Như vậy, theo quy định, chứng quyền có bảo đảm phải được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.
Việc phân phối chứng quyền có bảo đảm chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định về phân phối chứng quyền như sau:
Phân phối chứng quyền
1. Việc phân phối chứng quyền chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng quyền tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản xác nhận về tài sản bảo đảm thanh toán theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Thời hạn hoàn thành việc phân phối chứng quyền cho nhà đầu tư đăng ký mua là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền có hiệu lực. Tiền mua chứng quyền phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng cho đến khi có xác nhận kết quả phân phối chứng quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Tổ chức phát hành được chuyển số chứng quyền chưa phân phối hết vào tài khoản tự doanh và được tiếp tục phân phối trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán sau khi niêm yết thông qua hoạt động tạo lập thị trường.
Như vậy, theo quy định, việc phân phối chứng quyền có bảo đảm chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng quyền tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản xác nhận về tài sản bảo đảm thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?