Việc nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục thế nào?
Việc nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định việc nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản như sau:
Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
4. Nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu loài thuỷ sản có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thức ăn thuỷ sản. Trường hợp loài thuỷ sản làm thức ăn thuỷ sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
b) Trình tự, thủ tục nhập khẩu loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thức ăn thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.”
Như vậy, trình tự, thủ tục nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu khoa học gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát việc tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu.
Trường hợp loài thuỷ sản làm thức ăn thuỷ sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm theo quy định.
Việc nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thức ăn thủy sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục thế nào?
Doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 70b Nghị định 26/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản như sau:
- Có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản lượng thực tế, thành phần loài nhập khẩu sau khi phân loại với nội dung đã khai báo theo Mẫu số 23 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP và bản sao tờ khai hải quan đã thông quan trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày bắt đầu bốc dỡ tại cảng;
- Cung cấp hồ sơ theo thông tin đã khai báo tại Mẫu số 25 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP cho cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thanh kiểm tra theo khoản 2 Điều 70a Nghị định 26/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khỏan 35 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP khi có yêu cầu;
- Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình giám sát phân loại tại kho bảo quản.
Thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 31 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
b) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng;
c) Thông tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam căn cứ kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc kết quả rà soát, điều tra, đánh giá thực tiễn;
d) Hướng dẫn kiểm tra về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng;
đ) Quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này; quy định việc đặt tên, sai số cho phép trong phân tích chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng;
- Thông tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?