Việc miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan được thực hiện trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan? - câu hỏi của anh Tuấn (TP. HCM).

Việc miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan được thực hiện trong trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 21 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:

Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan
1. Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.
2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây :
a) Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;
b) Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;
c) Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
3. Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây:
a) Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt;
b) Thay đổi tổ chức, biên chế;
c) Điều chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khoẻ của sĩ quan.

Như vậy, việc miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan được thực hiện trong trường hợp sau đây :

- Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;

- Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;

- Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.

Ai có thẩm quyền miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan?

Theo khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.

Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan quân đội.

Chính ủy Bộ đội Biên phòng

Việc miễn nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng đối với sĩ quan được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan giữ chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng được xác định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan giữ chức vụ Chính ủy Bộ đội Biên phòng được xác định theo cấp bậc quân hàm nêu trên.

Lưu ý: Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

Bộ đội biên phòng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bộ đội Biên phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vợ của Bộ đội biên phòng có được hỗ trợ việc làm không?
Pháp luật
Bộ đội biên phòng là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có được sử dụng vũ khí hay không? Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng cao nhất là cơ quan nào và Bộ đội biên phòng được trang bị ra sao?
Pháp luật
Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có được quyền nổ súng quân dụng vào tàu thuyền có chở người hay không?
Pháp luật
Trước khi nổ súng quân dụng vào tàu thuyền thì chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có phải bắn chỉ thiên trước không?
Pháp luật
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng gồm những ai? Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được nổ súng quân dụng trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng có phải là một trong những nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân hay không?
Pháp luật
Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam? Trang bị của Bộ đội Biên phòng gồm những gì?
Pháp luật
Cờ hỏa tốc là gì? Hình ảnh cờ hỏa tốc? Mẫu cờ hỏa tốc của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ đội Biên phòng Việt Nam được phép hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?
Pháp luật
Xảy ra lũ lụt lớn bất ngờ thì Bộ đội Biên phòng có tham gia ứng cứu hay không? Người dân địa phương nhận được những sự hỗ trợ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ đội biên phòng
712 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ đội biên phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ đội biên phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào