Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đâu và luân chuyển nhằm mục đích gì?
- Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đâu và luân chuyển nhằm mục đích gì?
- Có thể luân chuyển công chức từ các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ không?
- Kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có những nội dung gì?
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đâu và luân chuyển nhằm mục đích gì?
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ theo khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008.
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Căn cứ và mục đích luân chuyển
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phải căn cứ yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và quy hoạch cán bộ nhằm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức thuộc diện Ban cán sự đảng quản lý; tạo điều kiện cho công chức có triển vọng, nhân sự trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn, tạo nguồn nhân sự lâu dài, nhất là công chức lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở đơn vị và công chức cấp chiến lược, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong ngành giáo dục thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo đó, việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phải căn cứ yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và quy hoạch cán bộ.
Việc luân chuyển nhằm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức thuộc diện Ban cán sự đảng quản lý.
Đồng thời, tạo điều kiện cho công chức có triển vọng, nhân sự trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn, tạo nguồn nhân sự lâu dài, nhất là công chức lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở đơn vị và công chức cấp chiến lược, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong ngành giáo dục thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Có thể luân chuyển công chức từ các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Phạm vi, đối tượng, thời gian và tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển
1. Phạm vi luân chuyển
Luân chuyển giữa các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT theo hướng có luân chuyển dọc (từ các đơn vị thuộc Bộ GDĐT đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT; từ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT về các đơn vị thuộc Bộ GDĐT) và có luân chuyển ngang (giữa các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; giữa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT).
2. Đối tượng luân chuyển
a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch.
b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một đơn vị.
c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
...
Như vậy, có thể luân chuyển giữa các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng có luân chuyển dọc là từ các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngược lại
Kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Kế hoạch luân chuyển
1. Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức hằng năm, Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng phê duyệt. Kế hoạch luân chuyển gồm những nội dung sau:
a) Nhu cầu, vị trí luân chuyển.
b) Hình thức luân chuyển.
c) Địa bàn, tên đơn vị dự kiến luân chuyển đến.
d) Thời hạn luân chuyển.
đ) Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện.
e) Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển.
g) Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
2. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển.
Theo đó, căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức hằng năm, Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng phê duyệt.
Kế hoạch luân chuyển công chức gồm những nội dung sau:
- Nhu cầu, vị trí luân chuyển.
- Hình thức luân chuyển.
- Địa bàn, tên đơn vị dự kiến luân chuyển đến.
- Thời hạn luân chuyển.
- Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện.
- Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển.
- Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?