Việc lựa chọn đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện dựa trên những căn cứ như thế nào?
Việc lựa chọn đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện dựa trên căn cứ gì?
Lựa chọn đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan (gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 thì việc lựa chọn đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được dựa trên những căn cứ sau:
- Danh sách doanh nghiệp trọng điểm (các doanh nghiệp có rủi ro ở các mức độ và các lĩnh vực hoạt động khác nhau) của Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Yêu cầu nhiệm vụ công tác của Ngành, của đơn vị; Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan quản lý cấp trên;
- Kết quả phân tích, đánh giá thông tin thu thập về đối tượng thanh tra.
Sau đó, việc lập danh sách đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện như sau:
- Danh sách đối tượng thanh tra được lập theo kết quả phân tích, xác định rủi ro cao, trung bình, thấp, và cân đối với nguồn nhân lực của đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra để xác định số lượng đối tượng thanh tra đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm;
- Trên cơ sở danh sách đối tượng thanh tra đã được các đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra lựa chọn:
Đơn vị thanh tra chịu trách nhiệm lập cơ sở dữ liệu về đối tượng thanh tra; tổng hợp dự thảo kế hoạch thanh tra chuyên ngành hải quan năm; làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền xử lý chồng chéo (nếu có) và phê duyệt kế hoạch năm theo quy định của pháp luật về thanh tra của Bộ Tài chính và của Tổng cục Hải quan.
Thông tin về đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thu thập bao gồm những thông tin gì?
Tại điểm a khoản 1 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về nội dung thông tin về đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thu thập bao gồm:
- Đặc điểm chính về đối tượng thanh tra:
Tên, địa chỉ đối tượng thanh tra, mô hình tổ chức bộ máy tại trụ sở chính, chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc (nếu có); Cơ chế quản lý, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận; Cơ chế kiểm soát nội bộ của đối tượng thanh tra...;
- Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; Tình hình và kết quả hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu: Tổng số tờ khai được làm thủ tục tại đơn vị và tại các Chi cục Hải quan khác trên cả nước; Kim ngạch, loại hình, mặt hàng XNK chủ yếu; Tổng số thuế đã nộp; số thuế còn nợ, nguyên nhân...;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra trước đó; Các vi phạm, sai sót về chính sách, chế độ và quản lý chủ yếu đã được phát hiện, kết quả xử lý; Khả năng, dấu hiệu vi phạm (nếu có)...;
- Thông tin khác.
Thông tin về đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thu thập từ những nguồn nào?
Việc thu thập thông tin về đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện thông qua các nguồn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 như sau:
- Cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng thanh tra của ngành Hải quan:
Dữ liệu về tờ khai hải quan, về trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Hệ thống thông tin về quản lý rủi ro; Thông tin và danh sách các đối tượng trọng điểm thanh tra do cơ sở dữ liệu từ hệ thống quản lý rủi ro cung cấp; Cơ sở dữ liệu kế toán thuế; Cơ sở dữ liệu về vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế; Lược khai hạng hóa (e- manifest); Cơ sở dữ liệu về Danh mục, biểu thuế và phân loại mức thuế, mã HS; Các kết quả phân tích phân loại hàng hóa...;
- Cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng thanh tra của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Thuế và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra Bộ Tài chính; Ủy ban chứng khoán; Cục quản lý giá...;
- Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra chính phủ; Các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh...; Các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí...;
- Thông tin từ đơn khiếu nại, đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế (trốn thuế, gian lận thuế...); Thông tin trong quá trình giải quyết vướng mắc, hướng dẫn thủ tục hải quan cho các tổ chức, cá nhân;
- Các nguồn thông tin khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?