Việc lập báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô là nhằm mục đích gì? Tổ chức tài chính vi mô có phải lập báo cáo tài chính hằng năm hay không?
Việc lập báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô là nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định như sau:
Quy định chung
Chương này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Hệ thống báo cáo tài chính của TCVM.
Báo cáo tài chính của TCVM (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCVM. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của TCVM (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.
1. Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của một TCVM, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCVM, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một TCVM về:
a. Tài sản;
b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c. Doanh thu, chi phí;
d. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
đ. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
e. Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
g. Các luồng tiền của TCVM.
Ngoài những thông tin này, TCVM còn phải cung cấp thông tin có liên quan khác trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ các loại rủi ro tài chính chủ yếu.
Theo đó, việc lập báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô là nhằm mục đích cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của một tổ chức tài chính vi mô, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo tổ chức tài chính vi mô, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một tổ chức tài chính vi mô về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
- Các luồng tiền của TCVM.
Ngoài những thông tin này, tổ chức tài chính vi mô còn phải cung cấp thông tin có liên quan khác trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ các loại rủi ro tài chính chủ yếu.
Việc lập báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô là nhằm mục đích gì? Tổ chức tài chính vi mô có phải lập báo cáo tài chính hằng năm hay không?
Tổ chức tài chính vi mô có phải lập báo cáo tài chính hằng năm hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC
Quy định chung
...
2. Trách nhiệm lập, trình bày và ký báo cáo tài chính
TCVM phải lập báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
Theo đó tổ chức tài chính vi mô phải lập báo cáo tài chính hằng năm theo quy định nêu trên.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng những yêu cầu sau:
(1) Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm:
- Trung thực và hợp lý;
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
+ Trình bày khách quan, không thiên vị;
+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
(2) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán.
Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?