Việc làm là gì? Ai có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm cho người lao động theo quy định?
Việc làm là gì? Ai có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm cho người lao động theo quy định?
Việc làm, giải quyết việc làm được căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Việc làm, giải quyết việc làm
1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định: "Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm."
Theo quy định nêu trên thì việc làm được hiểu là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Việc làm là gì? Ai có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm cho người lao động theo quy định? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách hỗ trợ như thế nào để giải quyết việc làm cho người lao động?
Chính sách của Nhà nước về việc làm được căn cứ theo Điều 5 Luật Việc làm 2013 như sau:
Chính sách của Nhà nước về việc làm
1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Theo quy định nêu trên thì Nhà nước có những chính sách hỗ trợ sau đây để giải quyết việc làm cho người lao động:
- Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho đối tượng nào?
Chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên được căn cứ theo Điều 21 Luật Việc làm 2013 như sau:
Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;
b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:
+ Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;
+ Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
+ Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?