Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân do ai có thẩm quyền quyết định?

Cho tôi hỏi việc ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân do ai có thẩm quyền quyết định? Trong quá trình đàm phán thỏa thuận hợp tác quốc tế nếu phát sinh vấn đề phức tạp thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của chị Lan từ Long An.

Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân do ai có thẩm quyền quyết định?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định về việc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế như sau:

Ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế
1. Trên cơ sở kết quả đàm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc ký các thỏa thuận hợp tác.
Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ký kết, Vụ Hợp tác quốc tế chuẩn bị văn bản ủy quyền trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định chậm nhất 10 ngày trước khi ký thỏa thuận hợp tác.
2. Căn cứ vào thỏa thuận với đối tác nước ngoài về việc tổ chức lễ ký kết, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao tổ chức lễ ký kết theo đúng thủ tục ngoại giao, trang trọng, lịch sự và tiết kiệm.
3. Sau khi ký thỏa thuận hợp tác quốc tế, văn kiện phải được sao gửi cho Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan khác (nếu cần), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để báo cáo, các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao để thực hiện, và lưu tại Vụ Hợp tác quốc tế để theo dõi thực hiện.

Như vậy, theo quy định thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người có thẩm quyền quyết định việc ký các thỏa thuận hợp tác quốc tế.

Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ký kết thì Vụ Hợp tác quốc tế chuẩn bị văn bản ủy quyền trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định chậm nhất 10 ngày trước khi ký thỏa thuận hợp tác quốc tế.

Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân do ai có thẩm quyền quyết định?

Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân do ai có thẩm quyền quyết định? (Hình từ Internet)

Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm gì trong trường hợp dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế do phía đối tác nước ngoài soạn thảo?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định như sau:

Xác định nội dung và soạn thảo dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế
1. Việc đề xuất, đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Căn cứ vào đề nghị hợp tác từ đối tác nước ngoài và nhu cầu hợp tác của ngành Tòa án nhân dân, Vụ Hợp tác quốc tế trình đề xuất ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nếu được phê chuẩn, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu và đối tác nước ngoài xây dựng đề cương dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định trước khi tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài.
Trong trường hợp dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế do phía đối tác nước ngoài soạn thảo, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành nhận xét, đánh giá dự thảo, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề xuất chấp nhận, sửa đổi hoặc từ chối dự thảo đó. Sau khi có ý kiến của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Hợp tác quốc tế tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để hoàn thiện thỏa thuận hợp tác quốc tế.
...

Như vậy, theo quy định, trong trường hợp dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế do phía đối tác nước ngoài soạn thảo thì Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành nhận xét, đánh giá dự thảo.

Đồng thời, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề xuất chấp nhận, sửa đổi hoặc từ chối dự thảo đó.

Sau khi có ý kiến của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Hợp tác quốc tế tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để hoàn thiện thỏa thuận hợp tác quốc tế.

Trong quá trình đàm phán thỏa thuận hợp tác quốc tế nếu phát sinh vấn đề phức tạp thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 2490/QĐ-TTCB năm 2011 quy định về việc đàm phán thỏa thuận hợp tác quốc tế như sau:

Đàm phán thỏa thuận hợp tác quốc tế
1. Sau khi xác định được đối tác nước ngoài, căn cứ vào phạm vi nội dung các vấn đề trong dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với đơn vị liên quan dự kiến thành phần tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Trong trường hợp pháp luật quy định hoặc xét thấy cần có đại diện các Bộ, ngành tham gia đàm phán, Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm trao đổi, thống nhất trước về nội dung thỏa thuận hợp tác quốc tế với đại diện các Bộ, ngành tham gia đàm phán, mời đại diện Bộ, ngành liên quan tham gia đàm phán.
Nếu vấn đề đàm phán thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước, Vụ Hợp tác quốc tế làm tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Chánh án trình Chủ tịch nước xem xét trước khi tiến hành đàm phán.
2. Trong quá trình đàm phán, nếu phát sinh vấn đề phức tạp hoặc thay đổi nội dung văn bản thỏa thuận hợp tác quốc tế đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Trưởng đoàn đàm phán có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước thì báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định.
...

Như vậy, trong quá trình đàm phán thỏa thuận hợp tác quốc tế nếu phát sinh vấn đề phức tạp thì Trưởng đoàn đàm phán có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước thì báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định.

Hợp tác quốc tế
Vụ Hợp tác quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng gì? Vụ Hợp tác quốc tế gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Pháp luật
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào?
Pháp luật
Liên minh viễn thông quốc tế ITU là gì? Một ghế của hội đồng của Liên minh viễn thông quốc tế ITU xem như khuyết khi nào?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế quy định thế nào? Cơ quan có trách nhiệm tổ chức hợp tác quốc tế về thuế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác quốc tế
369 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác quốc tế Vụ Hợp tác quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào