Việc kiểm tra và xác định trị giá hải quan có được căn cứ theo thực tế hàng hóa theo quy định hiện hành?
- Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan có được căn cứ vào thực tế hàng hóa không?
- Tổ chức, cá nhân có phải tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước trị giá hải quan không?
- Đối tượng kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan gồm những gì?
Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan có được căn cứ vào thực tế hàng hóa không?
Căn cứ kiểm tra, xác định trị giá hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
1. Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan căn cứ trên hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tế hàng hóa.
2. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông báo, đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Quá thời hạn mà người khai hải quan không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan được căn cứ trên thực tế hàng hóa.
Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan có được căn cứ vào thực tế hàng hóa không? (Hình từ Internet).
Tổ chức, cá nhân có phải tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước trị giá hải quan không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan như sau:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
...
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan:
a) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
b) Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan;
c) Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
3. Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi tổ chức, cá nhân đối với trường hợp không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan hoặc hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước hoặc hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá hải quan có trách nhiệm:
- Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
- Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan;
- Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
Như vậy, tổ chức, cá nhân phải tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan.
Đối tượng kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan gồm những gì?
Đối tượng kiểm tra trị giá hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
1. Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Nội dung kiểm tra: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, trị giá do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (sau đây gọi là trị giá khai báo) trên cơ sở quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối tượng kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan là hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?