Việc kiểm tra hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sau khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy được thực hiện khi nào?
- Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của của đơn vị chữa cháy bao gồm những gì?
- Việc kiểm tra hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sau khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy được thực hiện khi nào?
- Thông tin liên lạc trong việc chữa cháy phải đảm bảo thông suốt và liên tục đến các đơn vị nào?
Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của của đơn vị chữa cháy bao gồm những gì?
Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của của đơn vị chữa cháy bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về việc hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
Bảo đảm hậu cần, y tế phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm:
a) Nhiên liệu, vật tư, chất chữa cháy, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân, nhu yếu phẩm cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ trong suốt quá trình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Y tế phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm:
a) Thuốc và các vật tư y tế cần thiết;
b) Sơ, cấp cứu kịp thời cho người bị nạn;
c) Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong quá trình tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của đơn vị chữa cháy gồm:
- Nhiên liệu, vật tư, chất chữa cháy, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân, nhu yếu phẩm cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ trong suốt quá trình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Việc kiểm tra hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sau khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về việc kiểm tra hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
Kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Sau khi đám cháy đã được dập tắt hoặc sự cố, tai nạn đã được xử lý, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra lại hiện trường vụ cháy, sự cố, tai nạn trước khi quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Báo cáo ngay tình hình, kết quả tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho chỉ huy cấp trên trực tiếp quản lý;
c) Tổ chức bàn giao người bị nạn, tài sản cứu được (nếu có);
d) Phân công cán bộ, chiến sĩ tham gia phối hợp bảo vệ, khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ cháy, sự cố, tai nạn theo quy định;
đ) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lệnh cho các đơn vị tổ chức kiểm tra quân số, thu hồi phương tiện trở về đơn vị thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Khi về đến đơn vị, chỉ huy đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm: Tổ chức kiểm tra tình trạng hoạt động của các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bổ sung nhiên liệu, chất chữa cháy; bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hư hỏng để đưa vào thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Tổ chức họp rút kinh nghiệm vụ cháy, sự cố, tai nạn:
a) Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của vụ cháy, sự cố, tai nạn, chậm nhất sau 12 ngày làm việc phải tổ chức họp rút kinh nghiệm vụ cháy, sự cố, tai nạn và lập biên bản theo quy định;
b) Chậm nhất sau 03 ngày kể từ khi kết thúc cuộc họp rút kinh nghiệm, phải có báo cáo gửi cơ quan cấp trên quản lý theo quy định.
Như vậy, hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ được kiểm tra tình trạng hoạt động của các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bổ sung nhiên liệu, chất chữa cháy; bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hư hỏng khi lực lượng chữa cháy vừa về đơn vị sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ chữa cháy.
Thông tin liên lạc trong việc chữa cháy phải đảm bảo thông suốt và liên tục đến các đơn vị nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về thông tin liên lạc trong chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Thông tin liên lạc trong chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, điều hành các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường phải bảo đảm thông suốt đến các đơn vị, bộ phận, khu vực sau:
a) Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các đơn vị tham gia hỗ trợ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
b) Các khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Trung tâm thông tin chỉ huy 114; bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an cấp huyện.
2. Cán bộ, chiến sĩ được phân công làm nhiệm vụ thông tin liên lạc có trách nhiệm truyền đạt chính xác, kịp thời mệnh lệnh từ người chỉ huy đến chỉ huy các đơn vị tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổng hợp, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cho người chỉ huy.
Theo đó, thông tin liên lạc phục vụ công tác chữa cháy tại hiện trường phải bảo đảm thông suốt đến các đơn vị, bộ phận, khu vực sau:
- Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các đơn vị tham gia hỗ trợ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
- Các khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Trung tâm thông tin chỉ huy 114; bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phiếu tự đánh giá đoàn viên cuối năm theo mẫu nào mới nhất? Đoàn viên nào thuộc đối tượng đánh giá?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc của em về 1 bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ?
- Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 năm 2024 vào ngày mấy âm lịch?
- Chứng thư điện tử có bao gồm giấy phép dưới dạng dữ liệu điện tử? Quy định về chuyển giao chứng thư điện tử?
- Hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng theo Nghị định 137?