Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện theo những phương thức nào?
- Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện theo những phương thức nào?
- Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm những nội dung nào?
- Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của Đoàn kiểm tra được thực hiện thế nào?
Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện theo những phương thức nào?
Theo Điều 5 Thông tư 26/2012/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-BKHCN quy định về phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa như sau:
Phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa
Phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
1. Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra theo kế hoạch này không cần báo trước cho cơ sở kinh doanh.
a) Căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:
- Mục tiêu, kế hoạch theo yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành;
- Kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
- Thông tin cảnh báo trong nước, nước ngoài, khu vực, quốc tế về chất lượng hàng hóa.
b) Kế hoạch kiểm tra phải thể hiện được các nội dung chủ yếu như sau:
- Đối tượng hàng hóa kiểm tra;
- Địa bàn kiểm tra;
- Thời gian kiểm tra (theo tháng);
- Kinh phí tổ chức thực hiện kiểm tra;
- Tổ chức thực hiện.
2. Kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa.
Căn cứ để quyết định kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
a) Theo yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
b) Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa;
c) Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về hàng hóa không bảo đảm chất lượng có nguy cơ đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
d) Kết quả khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
Theo đó, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm kiểm tra theo kế hoạch hàng năm và kiểm tra đột xuất được thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 5 nêu trên.
Hàng hóa lưu thông trên thị trường (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2012/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-BKHCN về nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa như sau:
Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa
1. Về nhãn hàng hóa:
a) Kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Kiểm tra việc thể hiện tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật.
2. Về chất lượng:
a) Kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hóa theo quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc công bố trên nhãn hàng hóa;
b) Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa đối với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tài liệu kèm theo;
Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường gồm những nội dung về nhãn hàng hóa và về chất lượng được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của Đoàn kiểm tra được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2012/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-BKHCN quy định về trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra của Đoàn kiểm tra như sau:
Trình tự và thủ tục kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra theo quy định tại Mẫu 2a. QĐKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trước khi tiến hành kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra theo quy định tại Mẫu 3a. BBKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản” và nêu rõ lý do không ký biên bản, trong trường hợp này biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.
Trường hợp đoàn kiểm tra có lấy mẫu thì phải lập biên bản lấy mẫu theo quy định tại Mẫu 4. BBLM Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, yêu cầu cơ sở được kiểm tra cung cấp hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa được lấy mẫu và xác định lượng hàng hóa tại thời điểm lấy mẫu;
d) Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra; xử lý, kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này
...
Như vậy, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của Đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?