Việc kiểm tra an toàn đối với container được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
Container là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 49/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
1. Công-te-nơ là một thành phần trong thiết bị vận tải có tính bền vững và đủ độ chắc phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần; cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Công-te-nơ được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn quy định.
Căn cứ trên quy định container là một thành phần trong thiết bị vận tải có tính bền vững và đủ độ chắc phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần; cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Container được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn quy định.
Việc kiểm tra an toàn đối với container được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
Kiểm tra an toàn container (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 49/2014/TT-BGTVT quy định về nội dung kiểm tra an toàn container như sau:
Nội dung kiểm tra an toàn công-te-nơ
1. Kiểm tra Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ.
2. Kiểm tra tình trạng an toàn công-te-nơ.
Theo đó, việc kiểm tra an toàn đối với Container được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam bao gồm những nội dung như sau:
(1) Kiểm tra Biển chứng nhận an toàn container được quy định tại Điều 6 Thông tư 49/2014/TT-BGTVT như sau:
- Cảng vụ hàng hải khu vực kiểm tra Biển chứng nhận an toàn container theo các nội dung sau:
+ Việc gắn Biển chứng nhận an toàn container (container có gắn Biển hay không gắn Biển; việc gắn Biển có đúng quy cách hay không);
+ Kích thước của Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ;
+ Các thông số ghi trên Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ (bao gồm cả ngày kiểm tra, bảo dưỡng).
- Mẫu Biển chứng nhận an toàn container quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 38:2015/BGTVT về kiểm tra và chế tạocontainer vận chuyển trên các phương tiện vận tải.
Tải Mẫu Biển chứng nhận an toàn container: Tải về
(2) Kiểm tra tình trạng an toàn container được quy định tại Điều 5 Thông tư 49/2014/TT-BGTVT như sau:
Cảng vụ hàng hải khu vực kiểm tra tình trạng an toàn container phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải theo các nội dung sau đây:
- Kiểm tra các bộ phận kết cấu:
+ Biến dạng cục bộ đối với ray trên;
+ Biến dạng cục bộ vuông góc với ray dưới;
+ Biến dạng cục bộ của đáy.
+ Biến dạng cục bộ của ngưỡng cửa:
+ Biến dạng cục bộ của thanh chống góc;
+ Góc và cơ cấu trung gian;
+ Kết cấu dưới;
+ Thanh khóa.
- Kiểm tra vỏ container:
+ Bề mặt ngoài của container;
+ Bề mặt sàn trong container;
+ Độ kín nước.
Trong trường hợp nào container bị đình chỉ hoạt động?
Theo Điều 8 Thông tư 49/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động của công-te-nơ
1. Công-te-nơ bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Công-te-nơ không gắn hoặc gắn Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ không đúng quy cách;
b) Công-te-nơ không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng hạn;
c) Công-te-nơ bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải.
2. Cảng vụ hàng hải khu vực ra thông báo đình chỉ hoạt động của công-te-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
3. Đối với công-te-nơ bị đình chỉ hoạt động theo các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, chủ công-te-nơ phải thực hiện nghĩa vụ sau:
a) Tiến hành sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết, khôi phục tình trạng an toàn của công-te-nơ tại cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng công-te-nơ và gửi kết quả hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục đến Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi đưa công-te-nơ vào hoạt động.
b) Trường hợp chủ công-te-nơ đưa công-te-nơ ra cảng biển nước ngoài sửa chữa phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết. Việc đưa công-te-nơ ra cảng biển nước ngoài sửa chữa phải đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
Căn cứ trên quy định container bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
- Container không gắn hoặc gắn Biển chứng nhận an toàn container không đúng quy cách;
- Container không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng hạn;
- Container bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải.
Đối với container bị đình chỉ hoạt động theo các trường hợp quy định nêu trên, chủ container phải thực hiện nghĩa vụ sau:
- Tiến hành sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết, khôi phục tình trạng an toàn của container tại cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng container và gửi kết quả hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục đến Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi đưa container vào hoạt động.
- Trường hợp chủ container đưa container ra cảng biển nước ngoài sửa chữa phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết. Việc đưa công-te-nơ ra cảng biển nước ngoài sửa chữa phải đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
Lưu ý: Cảng vụ hàng hải khu vực ra thông báo đình chỉ hoạt động của công-te-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BGTVT.
Tải Mẫu thông báo việc đình chỉ hoạt động của container: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 175 quy định 10 biểu mẫu trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? File tải về?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi chống đối CSGT thi hành công vụ lên đến 37.000.000 đồng? Quy tắc chung khi tham gia giao thông?
- Lỗi không mang giấy tờ xe 2025 phạt bao nhiêu? Giấy tờ xe bao gồm những gì? Bị trừ bao nhiêu điểm bằng lái?
- Khai trừ khỏi Đảng khi nào? Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không? Thời hiệu kỷ luật đảng viên bị khai trừ bao lâu?
- Cơ quan sau sáp nhập được bố trí cấp phó nhiều hơn quy định trong 5 năm theo Công văn 7968 đúng không?