Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải phân vùng hay không? Nếu có thì việc phân vùng nhằm mục đích gì?
- Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải phân vùng hay không? Nếu có thì việc phân vùng nhằm mục đích gì?
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có bao gồm nội dung công bố khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm công khai thông tin môi trường biển và hải đảo?
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải phân vùng hay không? Nếu có thì việc phân vùng nhằm mục đích gì?
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định tại Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo:
1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.
2. Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.
3. Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.
4. Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Theo quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm các nguyên tắc sau:
- Thường xuyên thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trên biển và hải đảo, công tác phòng ngừa được ưu tiên hàng đầu. Từ việc kiểm soát thường xuyên sẽ giúp kịp thời xử lý, khắc phục một cách hiệu quả nhất khi xảy ra tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo;
- Thực hiện việc phân vùng rủi ro ô nhiễm tại các khu vực biển từ đó có những giải pháp kịp thời để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo một cách có hiệu quả;
- Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến mức độ chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo. Thực hiện kiểm soát các nguồn thải từ những nơi sau:
+ Đất liền;
+ Các hoạt động trên biển và hải đảo;
+ Chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới.
- Thực hiện việc ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường biển một cách có hiểu quả, từ đó kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm.
- Các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đảo cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cần phải phân vùng rủi ro ô nhiễm tại các khu vực biển. Việc phân vùng như vậy sẽ có những giải pháp kịp thời để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả hơn.
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có cần phải phân vùng hay không? Nếu có thì vệc phân vùng nhằm mục đích gì? (Hình từ internet).
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo có bao gồm nội dung công bố khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải không?
Công bố khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải được quy định tại Điều 43 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo:
...
3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải là một trong những nội dung trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Cơ quan nào có trách nhiệm công khai thông tin môi trường biển và hải đảo?
Trách nhiệm công khai thông tin môi trường biển và hải đảo thuộc về cơ quan được quy định tại Điều 44 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo:
...
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm công khai thông tin môi trường biển và hải đảo thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Không những vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá mức độ chịu tải môi tường tại các khu vực biển, hải đảo ở vùng có mức độ rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao và thực hiện việc công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận thêm chất thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?