Việc khiếu nại phải thực hiện bằng đơn khiếu nại đúng hay không? Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính là bao lâu?
- Việc khiếu nại phải thực hiện bằng đơn khiếu nại đúng hay không?
- Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính là bao lâu?
- Khiếu nại trong quản lý, thi hành, tạm giam được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc về ai?
- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam quy định như thế nào?
Việc khiếu nại phải thực hiện bằng đơn khiếu nại đúng hay không?
Theo Điều 3 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về hình thức khiếu nại như sau:
“Điều 3. Hình thức khiếu nại
1. Hình thức khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Luật Khiếu nại. Đơn khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, đối với việc khiếu nại bằng hình thức đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, người khiếu nại vẫn phải viết đơn khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật.
Khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính là bao lâu?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:
“Điều 6. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà có giấy tờ hợp lệ làm căn cứ để chứng minh, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
Như vậy, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính đó. Có thể kéo dài thời hiệu khởi kiện do ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại trong quản lý, thi hành, tạm giam được quy định như thế nào?
Theo Điều 44 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
“Điều 44. Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền”
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc về ai?
Theo Điều 46 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý , thi hành tạm giữ , tạm giam như sau:
"Điều 46. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 của Luật này, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại."
Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam quy định như thế nào?
Theo Điều 53 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về nội dung giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
"Điều 53. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải bao gồm những nội dung sau đây:
1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra;
9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?