Việc khảo sát chi tiết địa hình đất sụt trên đường ô tô để lập bản vẽ thi công cần đáp ứng những yêu cầu chung nào?

Việc khảo sát chi tiết địa hình đất sụt trên đường ô tô để lập bản vẽ thi công cần đáp ứng những yêu cầu chung nào? Công tác chuẩn bị và trình tự thực hiện khi thực hiện khảo sát chi tiết đất sụt trên đường ô tô gồm những nội dung gì? Việc lập bình đồ chi tiết khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đối với công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của chị Lan (Đồng Tháp).

Việc khảo sát chi tiết địa hình đất sụt trên đường ô tô để lập bản vẽ thi công cần đáp ứng những yêu cầu chung nào?

Căn cứ tiểu mục 7.1.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, yêu cầu chung đối với việc khảo sát chi tiết đất sụt ở bước lập bản vẽ thi công được quy định như sau:

Yêu cầu chung của khảo sát chi tiết đất sụt bước lập thiết kế bản vẽ thi công là thu thập các số liệu chi tiết và cần thiết để đảm bảo chính xác hóa các số liệu phục vụ cho việc lặp hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, trên cơ sở đó để đảm bảo cho nhà thầu triển khai thi công đúng hồ sơ thiết kế và đạt chất lượng theo yêu cầu. Khảo sát chi tiết địa hình bước lập bản vẽ thi công được tiến hành bao gồm các công việc chính như sau:
- Công tác chuẩn bị;
- Khảo sát chi tiết địa hình;
- Khảo sát các công trình phòng hộ hiện có trên đoạn tuyến;
- Khảo sát các công trình thoát nước nhỏ;
- Thu thập các số liệu để lập thiết kế tổ chức thi công và dự toán;
- Lập các văn bản thỏa thuận cần thiết...

Việc khảo sát chi tiết địa hình đất sụt trên đường ô tô để lập bản vẽ thi công cần đáp ứng những yêu cầu chung nào?

Việc khảo sát chi tiết địa hình đất sụt trên đường ô tô để lập bản vẽ thi công cần đáp ứng những yêu cầu chung nào? (Hình từ Internet)

Công tác chuẩn bị khi thực hiện khảo sát chi tiết đất sụt trên đường ô tô gồm những nội dung gì?

Căn cứ tiểu mục 7.1.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, nội dung công tác chuẩn bị bao gồm:

Nội dung công tác chuẩn bị bao gồm:
- Nghiên cứu kỹ báo cáo báo cáo khảo sát và hồ sơ thiết kế cơ sở đã được duyệt và quyết định phê duyệt nhiệm vụ đầu tư của dự án; nghiên cứu các tài liệu đã khảo sát trước và cập nhật đầy đủ những số liệu mới phát sinh từ các quy hoạch của trung ương và địa phương liên quan đến dự án.
- Thu thập đầy đủ hồ sơ khảo sát sơ bộ địa hình và thuyết minh.
- Tìm hiểu và nắm lại các tài liệu về hệ tọa độ, hệ cao độ, các mốc cao độ, về khí tượng, thủy văn, địa chất, ĐCTV.
- Lập kế hoạch để triển khai khảo sát phục vụ bước lập bản vẽ thi công.

Theo đó, trình tự tiến hành khảo sát chi tiết đất sụt phục vụ lập bản vẽ thi công công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được quy định tại tiểu mục 7.1.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế như sau:

Trình tự khảo sát chi tiết địa hình khu vực đất sụt phục vụ lập bản vẽ thi công bao gồm:
Nghiên cứu kỹ hồ sơ khảo sát sơ bộ và TKCS đã được duyệt ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Tiến hành thị sát hiện trường
- Xác định và củng cố hệ thống đường sườn tim tuyến tại thực địa: phóng tuyến, đo góc, đóng cong, rải cọc chi tiết, đo dài.
- Đo cao tổng quát và chi tiết.
- Lập bình đồ chi tiết khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt hoặc đã xảy ra sụt trượt đất. Yêu cầu đo vẽ chi tiết để thể hiện được các dạng đất sụt cụ thể như trượt đất, sụt lở, xói sụt hoặc đá lở, đá lăn theo quy định khảo sát nêu ở Phụ lục C. Tỷ lệ lập bình đồ chi tiết quy định là 1:500 hoặc 1:1000. Trong đó, tỷ lệ 1:500 áp dụng cho các vị trí sụt trượt đất có quy mô nhỏ và vừa; tỷ lệ 1:1000 áp dụng cho các vị trí sụt trượt có quy mô lớn và rất lớn.
- Thu thập các số liệu thủy văn để thiết kế thoát nước bổ sung.
- Thu thập những số liệu về hệ thống cống và cầu hiện có.
- Thăm dò, đo đạc, thu thập số liệu về các mỏ vật liệu, các nguồn vật liệu cần cho việc xây dựng công trình cầu đường đã đề xuất trong bước khảo sát trước cũng như các mỏ, các nguồn vật liệu mới phát hiện.
- Thu thập các số liệu về đơn giá vật liệu xây dựng, về thiết bị xây dựng... về thời tiết, khí hậu để lập thiết kế tổ chức thi công và dự toán.
- Thu thập các ý kiến góp ý về giải pháp bảo vệ môi trường và giải pháp thiết kế công trình phòng hộ hoặc xử lý đất sụt (nếu đoạn đường đi qua khu dân cư).

Việc lập bình đồ chi tiết khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt đối với công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 7.1.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế,

Lập bình đồ chi tiết khu vực có nguy cơ xảy ra sụt trượt hoặc đã xảy ra sụt trượt đất
a) Tiến hành lập bình đồ chi tiết cho từng điểm đất sụt, trải đường đồng mức 0,5 m đến 1 m và khoanh vùng phạm vi đất sụt trên bình đồ phù hợp với dự báo hoặc quy mô đất sụt thực tế (xem Phụ lục D).
- Thể hiện trên bình đồ tất cả các điểm đặc trưng của từng dạng đất sụt thông qua hệ thống đường đồng mức và các ký hiệu cần thiết (xem Phụ lục C và D).
- Đường đồng mức trải trên bình đồ cần thể hiện cho đúng dạng địa hình và dạng đất sụt.
- Các ký hiệu cần thể hiện trên bình đồ thiết kế xử lý đất sụt theo quy định tại Phụ Lục D.
- Yêu cầu các điểm đất mía phải đủ dày (5 m đến 15 m/điểm) để phản ánh đúng địa hình, địa mạo trên bình đồ. Trong đó, phải thể hiện rõ phạm vi khối trượt, vách trượt, khe tụ thủy và các đặc điểm đặc biệt về địa hình theo quy định nêu ở Phụ lục C và D.
b) Đối với phương án đi vòng, tránh tuyến, yêu cầu lập bình đồ cao độ như sau:
Về nguyên tắc, việc lập bình đồ phương án tuyến tránh phải tuân thủ theo các quy định về khảo sát tuyến. Trong đó, cần có các yêu cầu riêng cho việc lập bình đồ đối với phương án tránh tuyến tạm thời để nhằm mục đích đảm bảo giao thông và phương án tránh tuyến hoàn toàn đi ra khỏi khu vực đất sụt (nếu có) để nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định lâu dài của đoạn đường.
Công trình phòng chống đất sụt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc khảo sát sơ bộ điều kiện địa hình để lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô là gì?
Pháp luật
Yêu cầu về công tác khảo sát chi tiết xây dựng công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc khảo sát chi tiết địa hình đất sụt trên đường ô tô để lập bản vẽ thi công cần đáp ứng những yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Việc kiểm tra và nghiệm thu đối với hồ sơ thiết kế phòng chống và xử lý đất sụt trên đường ô tô được thực hiện theo trình tự nào?
Pháp luật
Quy trình quan trắc đất sụt được thực hiện theo quy định nào? Hồ sơ khảo sát chi tiết đất sụt trong bước lập bản vẽ thi công gồm những thành phần gì?
Pháp luật
Sự ổn định của mái dốc trên nền đường trong công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt cần tuân thủ quy định nào? Công trình phòng chống đất sụt được phân thành những loại cụ thể nào?
Pháp luật
Hiện nay có những dự án phòng chống đất sụt nào? Việc khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt được thực hiện theo quy định nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình phòng chống đất sụt
922 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình phòng chống đất sụt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình phòng chống đất sụt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào