Việc khám xét người được thực hiện khi nào? Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh khám xét hay không?
Căn cứ để thực hiện việc khám xét người?
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này như sau:
“1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”
Như vậy, việc khám xét người chỉ được thực hiện khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Có được tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh khám xét hay không?
Ai có thẩm quyền ra lệnh khám xét người?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cụ thể như sau:
“1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, những người sau đây là người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
- Những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Lưu ý: lệnh khám xét của những người này và người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
- Trong trường hợp khẩn cấp thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét người:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh khám xét hay không?
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thực hiện khám xét người cụ thể như sau:
(1) Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
- Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
(2) Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
(3) Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người có thẩm quyền tiến hành khám xét người có thể thực hiện khám xét người mà không cần có lệnh khám xét trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc lập, lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở được quy định thế nào? Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở?
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là gì? Hàng hóa chưa được lắp ráp được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng thì có cùng xuất xứ không?
- Nội dung giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
- Thời gian nhận xét đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù hàng tuần của phạm nhân được tính như thế nào?