Việc khám sức khỏe cho hạ sĩ quan quân đội do Hội đồng khám sức khỏe cấp nào thực hiện? Cần những yếu tố gì để đạt sức khỏe loại 1?
Hạ sĩ quan có phải khám sức khỏe để thực hiện phân loại sức khỏe theo quy định không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về nhận đối tượng phải thực hiện việc khám và phân loại sức khỏe như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (sau đây gọi chung là quân nhân); công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công nhân và viên chức quốc phòng) phục vụ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về phân loại sức khỏe như sau:
Phân loại sức khỏe
1. Nhằm đánh giá, xác định tình trạng sức khỏe theo khả năng đáp ứng với các nhiệm vụ của Quân đội; sử dụng trong quản lý sức khỏe theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam; là cơ sở để chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng bệnh tật; căn cứ để thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.
2. Căn cứ phân loại sức khỏe:
a) Tình trạng thể lực được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Tình trạng bệnh tật được đánh giá từ mức 1 đến mức 4 quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
c) Sức làm việc được đánh giá dựa trên khả năng đảm bảo ngày làm việc, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm liền kề; hoặc mức suy giảm khả năng lao động; hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực.
3. Phân loại sức khỏe đối với các đối tượng
a) Phân loại sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được chia thành bốn loại: 1, 2, 3 và 4;
b) Phân loại sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành ba loại: 1, 2 và 3.
4. Sau khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm phân loại sức khỏe đối với các đối tượng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, hạ sĩ quan cũng thuộc đối tượng phải khám sức khỏe để thực hiện phân loại sức khóe. Đối với hạ sĩ quan thì việc phân loại sức khỏe được chia thành ba loại: 1, 2 và 3.
Việc khám sức khỏe cho hạ sĩ quan quân đội do Hội đồng khám sức khỏe cấp nào thực hiện?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về phân cấp nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe đơn vị các cấp như sau:
Hội đồng khám sức khỏe
...
6. Phân cấp nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe đơn vị các cấp:
a) Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp trung đoàn và tương đương khám sức khỏe cho hạ sĩ quan, binh sĩ;
b) Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp sư đoàn và tương đương khám sức khỏe cho quân nhân có quân hàm cấp trung tá, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở xuống theo kế hoạch của đơn vị hoặc theo kế hoạch hiệp đồng của đơn vị đóng quân trên địa bàn;
c) Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc bệnh viện Quân đội hạng II trở lên khám sức khỏe cho quân nhân có quân hàm cấp đại tá, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương tương đương trở xuống theo kế hoạch của đơn vị hoặc theo kế hoạch hiệp đồng của đơn vị thuộc tuyến;
d) Hội đồng khám sức khỏe Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện quân y 175 khám sức khỏe cho cán bộ theo phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư này; cán bộ được quy định tại điểm c khoản 6 Điều này theo kế hoạch hiệp đồng của đơn vị.
Như vậy, đối với hạ sĩ quan quân đội thì việc khám sức khỏe sẽ do Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp trung đoàn và tương đương khám.
Việc khám sức khỏe cho hạ sĩ quan quân đội do Hội đồng khám sức khỏe cấp nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Hạ sĩ quan sau khi khám sức khỏe đạt được những yếu tố nào thì được xếp sức khỏe loại 1?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định về phân loại sức khỏe đối với hạ sĩ quan quân đội như sau:
Phân loại sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
Sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành ba loại:
1. Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ ba yếu tố:
a) Chỉ số khối cơ thể mức 1;
b) Không có bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1;
c) Số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.
2. Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố:
a) Chỉ số khối cơ thể mức 2;
b) Bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh tật nhẹ đã ổn định;
c) Sức làm việc bình thường, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16 đến 30 ngày hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.
3. Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố:
a) Chỉ số khối cơ thể mức 3 hoặc mức 4;
b) Bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc mức 4 hoặc bệnh nặng có biến chứng, di chứng ảnh hưởng chức năng cần được theo dõi, điều trị;
c) Sức làm việc suy giảm rõ rệt: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 30 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt yêu cầu; hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cần đề nghị giải quyết xuất ngũ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Theo quy định trên thì sau khi khám sức khỏe thì chỉ số khối cơ thể của hạ sĩ quan phải ở mức 1 hoặc không có bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1 thì mới được xếp vào sức khỏe loại 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?